Phật pháp ứng dụng Lòng ngưỡng mộ phật pháp của vua A Dục

Vua A Dục trước là người rất độc ác, từ khi theo đạo Phật đổi thành người rất nhân từ. Hồi mới theo đạo, vì lòng cảm mộ quá dồi dào nên mỗi khi ngự ngoài đường hễ gặp vị Tỳ kheo nào đi ngang qua, liền xuống kiệu khấu đầu lạy.

Có một vị đại thần tên là Da Tát lấy thế làm quá đáng bèn can ngăn vua rằng: “Các Tỳ kheo kia chẳng qua là những người các cấp đi hành khất ngoài đường, không đáng tôn trọng lắm.” Vua yên lặng không trả lời.

Cách vài ngày sau, vua truyền cho các quan văn võ, mỗi ông phải đem bán một đầu súc vật, và cho biết giá bán các đầu ấy như thế nào. Ông Da Tát phải bán một đầu người. Các đầu súc vật thời bán được với giá tiền sai khác hơn kém nhau, duy có đầu người của ông Da Tát bán thời không ai mua cả. Vua hỏi cớ sao, ông Da Tát trả lời: Vì đầu người là vật hèn hạ không có giá trị gì. Vua lại hỏi: “Chỉ có một đầu này là hèn hạ hay tất cả đầu người đều hèn hạ?” Ông Da Tát đáp: “Tất cả đầu người đều hèn hạ.” Vua bèn hỏi: “Vậy đầu Trẫm đây cũng hèn hạ sao?” Ông Da Tát sợ hãi không dám nói, sau Vua cũng thú thật đầu Vua cũng hèn hạ.

Vua bèn giảng cho ông Da Tát nghe rằng: Phải! Người muốn can ta đừng lạy các vị Sa môn là nhà ngươi có ý kiêu căng tự đắc. Nhưng cái đầu của Trẫm này là một vật hèn hạ không ai thèm mua, vì cúi xuống mà được thêm công đức, thêm giá trị lên, thì phổng có hại gì? 

Nhà ngươi muốn chỉ trích các thầy Sa môn là người các cấp không sang trọng nhưng nhà ngươi không rõ uy đức của các Thầy. Khi nào có đi ăn tiệc, ăn đám cưới thời mới nên hỏi đến giai cấp người ta, chớ đi tu học phân biệt giai cấp làm gì. Như người sang trọng danh giá bị tội nặng thời ai cũng nói “Người này là kẻ có tội” và ai cũng đem lòng khinh bỉ. Trái lại con người hèn hạ mà tu nhân tích đức thời ai cũng kính trọng ai cũng cúi đầu.

Vua nói đến đây, bèn chỉ hẳn vào mặt ông Da Tát mà nói lớn rằng:

“Nhà ngươi há lại không biết câu này của Ðức Phật Thích Ca hay sao? Ngài dạy ‘Người có trí thời dầu vật không có giá trị cũng làm nên giá trị.’ Ta muốn theo Phật, ngươi lại can gián ta, ấy là bất trung. Ðến khi ta nằm xuống đất như cây mía kia thì dầu muốn lạy, muốn đứng dậy, muốn cung kính cũng không sao được nữa, thời làm thế nào được công đức. Vậy ngươi để yên ta lạy các vị Sa môn để kiếm chút phước đức. Nếu có người dám tự nói ‘Ta là người đáng tôn trọng hơn cả,’ thời người ấy là người u mê nhất đời vậy. Nếu lấy huệ nhãn của Ðức Phật mà xem xét thân thế, thời biết thân thể ông vua và thân mọi người giống nhau, cũng là da, thịt, xương, khác nhau chỉ có cái phù hoa trang sức bề ngoài. Nhưng cốt yếu ở đời là lòng đạo đức thời trong thân thể người hèn hạ nhất ở đời cũng có được, chính cái ấy con người trí giả gặp đâu cũng phải cung kính phải vái lạy vậy.”


Xem thêm:

Lòng ngưỡng mộ phật pháp của vua A Dục

Phật pháp ứng dụng Lòng ngưỡng mộ phật pháp của vua A Dục

Vua A Dục trước là người rất độc ác, từ khi theo đạo Phật đổi thành người rất nhân từ. Hồi mới theo đạo, vì lòng cảm mộ quá dồi dào nên mỗi khi ngự ngoài đường hễ gặp vị Tỳ kheo nào đi ngang qua, liền xuống kiệu khấu đầu lạy.

Có một vị đại thần tên là Da Tát lấy thế làm quá đáng bèn can ngăn vua rằng: “Các Tỳ kheo kia chẳng qua là những người các cấp đi hành khất ngoài đường, không đáng tôn trọng lắm.” Vua yên lặng không trả lời.

Cách vài ngày sau, vua truyền cho các quan văn võ, mỗi ông phải đem bán một đầu súc vật, và cho biết giá bán các đầu ấy như thế nào. Ông Da Tát phải bán một đầu người. Các đầu súc vật thời bán được với giá tiền sai khác hơn kém nhau, duy có đầu người của ông Da Tát bán thời không ai mua cả. Vua hỏi cớ sao, ông Da Tát trả lời: Vì đầu người là vật hèn hạ không có giá trị gì. Vua lại hỏi: “Chỉ có một đầu này là hèn hạ hay tất cả đầu người đều hèn hạ?” Ông Da Tát đáp: “Tất cả đầu người đều hèn hạ.” Vua bèn hỏi: “Vậy đầu Trẫm đây cũng hèn hạ sao?” Ông Da Tát sợ hãi không dám nói, sau Vua cũng thú thật đầu Vua cũng hèn hạ.

Vua bèn giảng cho ông Da Tát nghe rằng: Phải! Người muốn can ta đừng lạy các vị Sa môn là nhà ngươi có ý kiêu căng tự đắc. Nhưng cái đầu của Trẫm này là một vật hèn hạ không ai thèm mua, vì cúi xuống mà được thêm công đức, thêm giá trị lên, thì phổng có hại gì? 

Nhà ngươi muốn chỉ trích các thầy Sa môn là người các cấp không sang trọng nhưng nhà ngươi không rõ uy đức của các Thầy. Khi nào có đi ăn tiệc, ăn đám cưới thời mới nên hỏi đến giai cấp người ta, chớ đi tu học phân biệt giai cấp làm gì. Như người sang trọng danh giá bị tội nặng thời ai cũng nói “Người này là kẻ có tội” và ai cũng đem lòng khinh bỉ. Trái lại con người hèn hạ mà tu nhân tích đức thời ai cũng kính trọng ai cũng cúi đầu.

Vua nói đến đây, bèn chỉ hẳn vào mặt ông Da Tát mà nói lớn rằng:

“Nhà ngươi há lại không biết câu này của Ðức Phật Thích Ca hay sao? Ngài dạy ‘Người có trí thời dầu vật không có giá trị cũng làm nên giá trị.’ Ta muốn theo Phật, ngươi lại can gián ta, ấy là bất trung. Ðến khi ta nằm xuống đất như cây mía kia thì dầu muốn lạy, muốn đứng dậy, muốn cung kính cũng không sao được nữa, thời làm thế nào được công đức. Vậy ngươi để yên ta lạy các vị Sa môn để kiếm chút phước đức. Nếu có người dám tự nói ‘Ta là người đáng tôn trọng hơn cả,’ thời người ấy là người u mê nhất đời vậy. Nếu lấy huệ nhãn của Ðức Phật mà xem xét thân thế, thời biết thân thể ông vua và thân mọi người giống nhau, cũng là da, thịt, xương, khác nhau chỉ có cái phù hoa trang sức bề ngoài. Nhưng cốt yếu ở đời là lòng đạo đức thời trong thân thể người hèn hạ nhất ở đời cũng có được, chính cái ấy con người trí giả gặp đâu cũng phải cung kính phải vái lạy vậy.”


Xem thêm:
Đọc thêm..
Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được.” Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Vậy mà không ít người đã lớn khôn, học rộng hiểu nhiều, thừa kinh nghiệm sống nhưng nhiều lúc chúng ta vẫn không hơn trẻ con là mấy. Vẫn hy vọng, mong chờ vô số điều vốn “không thể được.” Câu chuyện vua Văn-trà dưới đây là một điển hình.

“Một thời Tôn giả Na-la-đà ở trong vườn trúc của trưởng giả nước Ba-ca-lê. Bấy giờ vua Văn-trà có đệ nhất phu nhân mạng chung. Vua rất yêu bà chưa từng lìa tâm. Khi ấy, có một người đến tâu vua:

-    Đại vương nên biết! Nay đệ nhất phu nhân đã mạng chung.

Vua nghe phu nhân chết, ôm lòng sầu lo, nói với mọi người.

-    Các ngươi mau khiêng xác phu nhân, ướp dầu mè cho ta được thấy.

Bấy giờ, người ta vâng lệnh vua, đem phu nhân đặt trong dầu mè. Vua nghe phu nhân đã chết, hết sức sầu não, không ăn, không uống, không cai trị theo vương pháp, cũng bỏ bê việc vua. Khi ấy, tả hữu có một người tên Thiện Niệm, thường cầm kiếm hầu đại vương, tâu:

- Đại vương nên biết! Trong nước này có Sa-môn tên Na-la-đà đắc A-la -hán, có đại thần túc, hiểu rộng biết nhiều, không gì chẳng rành, biện tài dũng tuệ, khi nói thường cười nụ. Xin vua hãy đến nghe ngài thuyết pháp. Vua nghe pháp sẽ không còn sầu lo, khổ não nữa. (…)

Bấy giờ, vua ngồi xe vũ bảo ra khỏi thành đến chỗ Na-la-đà, đi bộ vào vườn trúc của trưởng giả; bỏ năm uy dung của nhân vương xuống một chỗ. Đến ngài Na-la-đà, quỳ lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy, Na-la-đà bảo vua:


- Đại vương nên biết! Pháp huyễn mộng chớ khởi sầu lo, pháp bọt bèo, và chớ đem tuyết đọng mà khởi sầu lo và cũng chớ nên đem tưởng pháp như hoa mà khởi sầu lo. Vì sao thế? Nay có năm việc rất không thể được, là lời Như Lai nói. Thế nào là năm? 


Phật pháp ứng dụng không thể được

Phàm vật đáng dứt mà muốn cho chẳng dứt, điều này không thể được. Phàm vật đáng diệt mà muốn cho đừng diệt, điều này chẳng thể được. Phàm già mà muốn không già, điều này chẳng thể được. Lại nữa, bệnh mà muốn cho không bệnh, điều này chẳng thể được. Lại nữa, chết mà muốn cho không chết, điều này chẳng thể được. Đó là, này đại vương! Có năm việc này rất chẳng thể được, là lời Như Lai nói”…

Khi mất đi một cái gì quý giá nhất, như mất người thân thương chẳng hạn thì niềm đau dường như khiến chúng ta hóa đá. Nỗi đau, tiếc thương như trùm phủ lên xám xịt cả cuộc đời này. Chúng ta trân trọng những niềm riêng ngập tràn xúc cảm ấy nhưng vấn đề là phải biết cách gượng dậy, bước tới để tiếp tục cuộc hành trình.

Trong kinh văn, Tôn giả Na-la-đà đã khai thị cho vua Văn -trà về tính vô thường của các pháp, rõ biết đó là điều “không thể được.” Vì vô thường xảy ra trong từng tích tắc mà ta cứ mong mọi sự thường hằng thì làm sao được.

Nên khi bị “mất, diệt, già, bệnh, chết” thì hãy quán chiếu: “Chẳng phải riêng một mình phải chịu. Người khác cũng có pháp này.” Nghĩa là, ai trên đời này cũng phải chịu “mất, diệt, già, bệnh, chết” cả, đây là điều bình thường luôn xảy ra với ta và mọi người.

Mặt khác, nếu cứ để cho niềm đau hành hạ mà không tự thoát ra thì rốt cuộc chỉ hại thân này. Thực tế có không ít người phải gánh chịu nỗi đau kép. Cái vật hay con người mất rồi thì đau khổ đã đành. Nhưng vì quá đau thương, chúng ta quyết không chấp nhận sự thật ở đời là “không thể được” để tự nguôi ngoai nên khổ đau lại chồng thêm đau khổ. Thế nên, thường suy ngẫm về vô thường để ngộ ra nhiều điều “không thể được” mà tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên.


Xem thêm:

Không thể được

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được.” Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Vậy mà không ít người đã lớn khôn, học rộng hiểu nhiều, thừa kinh nghiệm sống nhưng nhiều lúc chúng ta vẫn không hơn trẻ con là mấy. Vẫn hy vọng, mong chờ vô số điều vốn “không thể được.” Câu chuyện vua Văn-trà dưới đây là một điển hình.

“Một thời Tôn giả Na-la-đà ở trong vườn trúc của trưởng giả nước Ba-ca-lê. Bấy giờ vua Văn-trà có đệ nhất phu nhân mạng chung. Vua rất yêu bà chưa từng lìa tâm. Khi ấy, có một người đến tâu vua:

-    Đại vương nên biết! Nay đệ nhất phu nhân đã mạng chung.

Vua nghe phu nhân chết, ôm lòng sầu lo, nói với mọi người.

-    Các ngươi mau khiêng xác phu nhân, ướp dầu mè cho ta được thấy.

Bấy giờ, người ta vâng lệnh vua, đem phu nhân đặt trong dầu mè. Vua nghe phu nhân đã chết, hết sức sầu não, không ăn, không uống, không cai trị theo vương pháp, cũng bỏ bê việc vua. Khi ấy, tả hữu có một người tên Thiện Niệm, thường cầm kiếm hầu đại vương, tâu:

- Đại vương nên biết! Trong nước này có Sa-môn tên Na-la-đà đắc A-la -hán, có đại thần túc, hiểu rộng biết nhiều, không gì chẳng rành, biện tài dũng tuệ, khi nói thường cười nụ. Xin vua hãy đến nghe ngài thuyết pháp. Vua nghe pháp sẽ không còn sầu lo, khổ não nữa. (…)

Bấy giờ, vua ngồi xe vũ bảo ra khỏi thành đến chỗ Na-la-đà, đi bộ vào vườn trúc của trưởng giả; bỏ năm uy dung của nhân vương xuống một chỗ. Đến ngài Na-la-đà, quỳ lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy, Na-la-đà bảo vua:


- Đại vương nên biết! Pháp huyễn mộng chớ khởi sầu lo, pháp bọt bèo, và chớ đem tuyết đọng mà khởi sầu lo và cũng chớ nên đem tưởng pháp như hoa mà khởi sầu lo. Vì sao thế? Nay có năm việc rất không thể được, là lời Như Lai nói. Thế nào là năm? 


Phật pháp ứng dụng không thể được

Phàm vật đáng dứt mà muốn cho chẳng dứt, điều này không thể được. Phàm vật đáng diệt mà muốn cho đừng diệt, điều này chẳng thể được. Phàm già mà muốn không già, điều này chẳng thể được. Lại nữa, bệnh mà muốn cho không bệnh, điều này chẳng thể được. Lại nữa, chết mà muốn cho không chết, điều này chẳng thể được. Đó là, này đại vương! Có năm việc này rất chẳng thể được, là lời Như Lai nói”…

Khi mất đi một cái gì quý giá nhất, như mất người thân thương chẳng hạn thì niềm đau dường như khiến chúng ta hóa đá. Nỗi đau, tiếc thương như trùm phủ lên xám xịt cả cuộc đời này. Chúng ta trân trọng những niềm riêng ngập tràn xúc cảm ấy nhưng vấn đề là phải biết cách gượng dậy, bước tới để tiếp tục cuộc hành trình.

Trong kinh văn, Tôn giả Na-la-đà đã khai thị cho vua Văn -trà về tính vô thường của các pháp, rõ biết đó là điều “không thể được.” Vì vô thường xảy ra trong từng tích tắc mà ta cứ mong mọi sự thường hằng thì làm sao được.

Nên khi bị “mất, diệt, già, bệnh, chết” thì hãy quán chiếu: “Chẳng phải riêng một mình phải chịu. Người khác cũng có pháp này.” Nghĩa là, ai trên đời này cũng phải chịu “mất, diệt, già, bệnh, chết” cả, đây là điều bình thường luôn xảy ra với ta và mọi người.

Mặt khác, nếu cứ để cho niềm đau hành hạ mà không tự thoát ra thì rốt cuộc chỉ hại thân này. Thực tế có không ít người phải gánh chịu nỗi đau kép. Cái vật hay con người mất rồi thì đau khổ đã đành. Nhưng vì quá đau thương, chúng ta quyết không chấp nhận sự thật ở đời là “không thể được” để tự nguôi ngoai nên khổ đau lại chồng thêm đau khổ. Thế nên, thường suy ngẫm về vô thường để ngộ ra nhiều điều “không thể được” mà tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Nó buồn tình cứ đi lang thang vô định, nhiều khi xong ca không muốn về nhà cứ để mặc cho tư tưởng và đôi chân muốn đi đâu thì đi. Nó đi không biết đi về đâu, tìm một cái gì đó mà nó cũng không biết đó là cái gì; ngày tháng vẫn trôi qua như thế. Cho đến một hôm nọ, trong lần lang thang như thế nó lại ghé vào một ngôi chùa trông có vẻ đơn sơ vắng vẻ. Nó ngắm nhìn kiểng chùa ngoài sân và cũng không có ý định vào trong, nhưng rồi có một lực vô hình nào đó đưa bước chân nó bước vào chánh điện. Trông thấy tượng Phật nhưng nó cũng không có ý định lễ lạy nhưng không hiểu sao nó tự động sụp lạy!

Ngày xưa khi còn nhỏ, ba nó vẫn thường dạy nó đọc kinh, lễ Phật. Nó rất chăm, rất thích thú nhưng khi lên đến cấp III thì tự nhiên xao lãng hết. Thậm chí nó còn sanh ra chống báng:

- Tượng Phật bằng gỗ, đá mà mắc gì phải lạy? Ba nó giải thích, khuyên lơn nó rất nhiều nhưng nó vẫn không nghe, ngựa non háu đá mà. Nó tiêm nhiễm nhiều quan niệm sai lầm ở ngoài đời nên sanh ra vậy, mặc dù nó sanh ra trong gia đình Phật giáo thuần thành.

Ngày tháng thoi đưa, thời gian như nước chảy mây bay, như phi hoa lạc diệp… Nó lên thành học rồi lấy vợ ở luôn trên đó. Nhiều người bảo:

- Thằng chả may mắn “chuột sa hũ nếp.”

Nhưng người đời cũng bảo: “Nằm trong chăn mới biết chăn có rận” thật cũng chẳng sai tí nào. Ban đầu vợ chồng cũng đầm ấm hạnh phúc nhưng mật ngọt chẳng nhiều, thời gian hạnh phúc chẳng bao nhiêu; chẳng mấy chốc là tới thời vỡ mật. Vợ nó vốn làm ra nhiều tiền, nắm giữ tay hòm chìa khoá, nhà cửa tài sản. Nó thì lương công chức ba cọc ba đồng… dần dà vợ nó sanh ra cống cao, tự kiêu. Vợ nó ỷ tiền coi thường nó lại còn khi dễ cả bên chồng. Nó giận lắm nhưng yếu thế thất cơ không làm gì được lặng lẽ lẩy Kiều:

“Thấp cơ thua trí đàn bà Trông vào đau ruột nói ra ngại lời” Có lần hai vợ chồng cãi vả nhau nó nói:

- Khi yêu nhau đàn bà dễ thương như con mèo, khi cưới về rồi thì biến thành sư tử hết ráo!
 

Vợ nó the thé:

- Lương ông không đủ cho tôi ăn sáng!

Cuộc sống ngày càng ngột ngạt, nặng nề. Vợ nó chẳng những giữ tiền, trùm sò có hạng mà lại còn ghen kinh khủng! Nếu vợ của Phòng Huyền Linh đời Đường sống dậy chắc cũng bái vợ nó làm sư phụ. Nhiều lúc nó muốn ly dị hay bỏ đi quách nhưng thương con nên ráng nhịn nhục.



Phật pháp ứng dụng điều kỳ diệu đã xảy ra


Nhịn nhục đủ điều, buồn tình vô hạn, cô đơn tận cùng nên nó mới để bước chân lãng tử lang thang đó đây. Rồi cơ duyên thế nào mà nó đến ngôi chùa đơn sơ vắng vẻ này. Sau lần lễ Phật hôm ấy nó cảm thấy trong người có một sự xao động lạ lùng, tâm can nó có gì như thôi thúc nó lờ mờ cảm nhận có một sự thay đổi trong lòng nó nhưng nó cũng không biết là cái gì. Thế rồi nó tự nhiên tìm hiểu về Phật Pháp. Nó đọc ngấu nghiến những sách vở tài liệu có được. Nó lên mạng tìm đọc với sự say mê hấp dẫn mà xưa nay nó chưa từng có. Nó bắt đầu đến chùa thường xuyên. Nó bắt đầu học tụng kinh, lạy Phật. Nó làm với tất cả tâm thành và toàn ý. Vợ nó thấy có sự khác lạ, có lần còn chế giễu:


- Tu hú chứ tu gì ông!

Nó giận lắm nhưng làm thinh. Nó tự nghĩ chắc là khảo nghiệm đây! Có một hôm nó tụng kinh xong và cảm thấy khoan khoái và an lạc lạ lùng, bèn gọi phone về cho ba nó:

- Con mới tụng xong thời kinh và cảm thấy hỷ lạc lắm, cầm lòng không đặng nên gọi nói cho ba biết đây!
Ba nó cảm động lắm, không ngờ thằng nhỏ ngày nào chống báng vậy mà giờ trở nên thuần thành như vậy. Ba nó còn nói:

- Đây là cái tin vui nhất mà ba nhận được! Đây là cái may mắn lớn nhất cho dù có trúng số độc đắc cũng không bằng!

Ngày tháng như bóng câu qua cửa sổ, như dòng sông cuốn trôi tất cả, như lá rụng mây bay… Nó cứ giữ nguyên hiện trạng như thế, ráng nhẫn nhục và học Phật. Nó nghe lời sư phụ ráng buông bỏ những gì không cần thiết cho nhẹ người, ráng xả những gì mang nặng trong lòng cho tâm thảnh thơi. Nó đọc sách thiền rất hâm mộ những chuyện: Đả, hét, bổng… của Lâm Tế; chuyện chẻ tượng của Đơn Hà; Chuyện chuyển ngữ của Bách Trượng… Nhưng xem ra thì cũng khó. Nó tự thấy Tịnh Độ tương đối thích hợp hơn, nhưng nó vẫn thường ngồi thiền tịnh tâm sau thời kinh hoặc ngồi thiền nhưng giữ câu Phật hiệu trong tâm, trụ tâm ở câu Phật hiệu…

Một hôm vợ nó đưa nó một ít tiền và nói:


- Nghe má bệnh, gởi ít tiền về quê cho má uống thuốc.

Nó vô cùng ngạc nhiên, trong lòng thấy quái lạ nhưng vẫn không nói gì. Rồi hôm nọ vợ nó cũng lên chùa lễ Phật, nó thấy lạ lẫm quá nhưng cũng im lặng. Bạn bè gọi hùn phước giúp người nghèo khổ, nó bảo vợ đưa ít tiền. Vợ nó liền đưa. Nó vốn ngaị hỏi tiền vợ vì xưa nay luôn bị chửi hay nói nặng nhẹ; thế mà bây giờ đưa tiền mà không có gì bực bội cả. Nó cảm nhận được có một sự thay đổi nào đó từ vợ nó. Nó lên chùa kể chuyện với sư phụ. Sư phụ bảo:

Có lẽ sự gia hộ của Bồ Tát! Khi tâm con chuyển thì cảnh chuyển. Vợ con có lẽ cũng bắt đầu chuyển.

Nó vui trong lòng không kể xiết, liền lên cánh điện lạy Phật tạ ơn. Nó nghĩ những ngày lang thang mà không biết mục đích, không biết đi đâu về đâu… Ấy vậy mà bước đến ngôi chùa này, có lẽ có sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát, thiện thần! Phật pháp đã làm sống lại nó. Phật Pháp đã cứu cuộc hôn nhân trên bờ gãy đổ. Nó thấy lòng vui đến rơi nước mắt. Nó nhớ lời một vị sư nào đó nói rằng:

- Trong đạo Phật không có thần thông, biến hóa… Sự chuyển đổi tâm niệm của lòng người mới chính là thần thông!
 

Ngày tháng qua mau, mùa đến rồi mùa đi. Nó cũng dần qua tuổi thanh niên, thế gian vô thường vẫn ngày ngày xảy ra bao biến đổi nhưng niềm tin vào Phật Pháp của nó không có gì có thể làm lung lay. Nó nghĩ cái cơ duyên này có thể từ tiền kiếp xa xưa, cái cơ duyên nào được vun bồi lúc còn nhỏ ba nó chỉ dạy… Đã có lúc những tưởng nó mai một rồi, nào ngờ nó vẫn âm ỉ và đến một ngày nó laị bùng lên ngọn lửa hồng. Nó nhớ có lần thầy nó cười cười bảo:

- Con người ta khi mà khổ quá thì tự nhiên họ lại giác ngộ, họ lại tỉnh ra!

Ý thầy muốn nói cùng tắc biến, biến sanh thông. Không ngờ nó lại soi thấy mình ở trong cái ngữ cảnh này.


Xem thêm:

Điều kỳ diệu đã xảy ra

Nó buồn tình cứ đi lang thang vô định, nhiều khi xong ca không muốn về nhà cứ để mặc cho tư tưởng và đôi chân muốn đi đâu thì đi. Nó đi không biết đi về đâu, tìm một cái gì đó mà nó cũng không biết đó là cái gì; ngày tháng vẫn trôi qua như thế. Cho đến một hôm nọ, trong lần lang thang như thế nó lại ghé vào một ngôi chùa trông có vẻ đơn sơ vắng vẻ. Nó ngắm nhìn kiểng chùa ngoài sân và cũng không có ý định vào trong, nhưng rồi có một lực vô hình nào đó đưa bước chân nó bước vào chánh điện. Trông thấy tượng Phật nhưng nó cũng không có ý định lễ lạy nhưng không hiểu sao nó tự động sụp lạy!

Ngày xưa khi còn nhỏ, ba nó vẫn thường dạy nó đọc kinh, lễ Phật. Nó rất chăm, rất thích thú nhưng khi lên đến cấp III thì tự nhiên xao lãng hết. Thậm chí nó còn sanh ra chống báng:

- Tượng Phật bằng gỗ, đá mà mắc gì phải lạy? Ba nó giải thích, khuyên lơn nó rất nhiều nhưng nó vẫn không nghe, ngựa non háu đá mà. Nó tiêm nhiễm nhiều quan niệm sai lầm ở ngoài đời nên sanh ra vậy, mặc dù nó sanh ra trong gia đình Phật giáo thuần thành.

Ngày tháng thoi đưa, thời gian như nước chảy mây bay, như phi hoa lạc diệp… Nó lên thành học rồi lấy vợ ở luôn trên đó. Nhiều người bảo:

- Thằng chả may mắn “chuột sa hũ nếp.”

Nhưng người đời cũng bảo: “Nằm trong chăn mới biết chăn có rận” thật cũng chẳng sai tí nào. Ban đầu vợ chồng cũng đầm ấm hạnh phúc nhưng mật ngọt chẳng nhiều, thời gian hạnh phúc chẳng bao nhiêu; chẳng mấy chốc là tới thời vỡ mật. Vợ nó vốn làm ra nhiều tiền, nắm giữ tay hòm chìa khoá, nhà cửa tài sản. Nó thì lương công chức ba cọc ba đồng… dần dà vợ nó sanh ra cống cao, tự kiêu. Vợ nó ỷ tiền coi thường nó lại còn khi dễ cả bên chồng. Nó giận lắm nhưng yếu thế thất cơ không làm gì được lặng lẽ lẩy Kiều:

“Thấp cơ thua trí đàn bà Trông vào đau ruột nói ra ngại lời” Có lần hai vợ chồng cãi vả nhau nó nói:

- Khi yêu nhau đàn bà dễ thương như con mèo, khi cưới về rồi thì biến thành sư tử hết ráo!
 

Vợ nó the thé:

- Lương ông không đủ cho tôi ăn sáng!

Cuộc sống ngày càng ngột ngạt, nặng nề. Vợ nó chẳng những giữ tiền, trùm sò có hạng mà lại còn ghen kinh khủng! Nếu vợ của Phòng Huyền Linh đời Đường sống dậy chắc cũng bái vợ nó làm sư phụ. Nhiều lúc nó muốn ly dị hay bỏ đi quách nhưng thương con nên ráng nhịn nhục.



Phật pháp ứng dụng điều kỳ diệu đã xảy ra


Nhịn nhục đủ điều, buồn tình vô hạn, cô đơn tận cùng nên nó mới để bước chân lãng tử lang thang đó đây. Rồi cơ duyên thế nào mà nó đến ngôi chùa đơn sơ vắng vẻ này. Sau lần lễ Phật hôm ấy nó cảm thấy trong người có một sự xao động lạ lùng, tâm can nó có gì như thôi thúc nó lờ mờ cảm nhận có một sự thay đổi trong lòng nó nhưng nó cũng không biết là cái gì. Thế rồi nó tự nhiên tìm hiểu về Phật Pháp. Nó đọc ngấu nghiến những sách vở tài liệu có được. Nó lên mạng tìm đọc với sự say mê hấp dẫn mà xưa nay nó chưa từng có. Nó bắt đầu đến chùa thường xuyên. Nó bắt đầu học tụng kinh, lạy Phật. Nó làm với tất cả tâm thành và toàn ý. Vợ nó thấy có sự khác lạ, có lần còn chế giễu:


- Tu hú chứ tu gì ông!

Nó giận lắm nhưng làm thinh. Nó tự nghĩ chắc là khảo nghiệm đây! Có một hôm nó tụng kinh xong và cảm thấy khoan khoái và an lạc lạ lùng, bèn gọi phone về cho ba nó:

- Con mới tụng xong thời kinh và cảm thấy hỷ lạc lắm, cầm lòng không đặng nên gọi nói cho ba biết đây!
Ba nó cảm động lắm, không ngờ thằng nhỏ ngày nào chống báng vậy mà giờ trở nên thuần thành như vậy. Ba nó còn nói:

- Đây là cái tin vui nhất mà ba nhận được! Đây là cái may mắn lớn nhất cho dù có trúng số độc đắc cũng không bằng!

Ngày tháng như bóng câu qua cửa sổ, như dòng sông cuốn trôi tất cả, như lá rụng mây bay… Nó cứ giữ nguyên hiện trạng như thế, ráng nhẫn nhục và học Phật. Nó nghe lời sư phụ ráng buông bỏ những gì không cần thiết cho nhẹ người, ráng xả những gì mang nặng trong lòng cho tâm thảnh thơi. Nó đọc sách thiền rất hâm mộ những chuyện: Đả, hét, bổng… của Lâm Tế; chuyện chẻ tượng của Đơn Hà; Chuyện chuyển ngữ của Bách Trượng… Nhưng xem ra thì cũng khó. Nó tự thấy Tịnh Độ tương đối thích hợp hơn, nhưng nó vẫn thường ngồi thiền tịnh tâm sau thời kinh hoặc ngồi thiền nhưng giữ câu Phật hiệu trong tâm, trụ tâm ở câu Phật hiệu…

Một hôm vợ nó đưa nó một ít tiền và nói:


- Nghe má bệnh, gởi ít tiền về quê cho má uống thuốc.

Nó vô cùng ngạc nhiên, trong lòng thấy quái lạ nhưng vẫn không nói gì. Rồi hôm nọ vợ nó cũng lên chùa lễ Phật, nó thấy lạ lẫm quá nhưng cũng im lặng. Bạn bè gọi hùn phước giúp người nghèo khổ, nó bảo vợ đưa ít tiền. Vợ nó liền đưa. Nó vốn ngaị hỏi tiền vợ vì xưa nay luôn bị chửi hay nói nặng nhẹ; thế mà bây giờ đưa tiền mà không có gì bực bội cả. Nó cảm nhận được có một sự thay đổi nào đó từ vợ nó. Nó lên chùa kể chuyện với sư phụ. Sư phụ bảo:

Có lẽ sự gia hộ của Bồ Tát! Khi tâm con chuyển thì cảnh chuyển. Vợ con có lẽ cũng bắt đầu chuyển.

Nó vui trong lòng không kể xiết, liền lên cánh điện lạy Phật tạ ơn. Nó nghĩ những ngày lang thang mà không biết mục đích, không biết đi đâu về đâu… Ấy vậy mà bước đến ngôi chùa này, có lẽ có sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát, thiện thần! Phật pháp đã làm sống lại nó. Phật Pháp đã cứu cuộc hôn nhân trên bờ gãy đổ. Nó thấy lòng vui đến rơi nước mắt. Nó nhớ lời một vị sư nào đó nói rằng:

- Trong đạo Phật không có thần thông, biến hóa… Sự chuyển đổi tâm niệm của lòng người mới chính là thần thông!
 

Ngày tháng qua mau, mùa đến rồi mùa đi. Nó cũng dần qua tuổi thanh niên, thế gian vô thường vẫn ngày ngày xảy ra bao biến đổi nhưng niềm tin vào Phật Pháp của nó không có gì có thể làm lung lay. Nó nghĩ cái cơ duyên này có thể từ tiền kiếp xa xưa, cái cơ duyên nào được vun bồi lúc còn nhỏ ba nó chỉ dạy… Đã có lúc những tưởng nó mai một rồi, nào ngờ nó vẫn âm ỉ và đến một ngày nó laị bùng lên ngọn lửa hồng. Nó nhớ có lần thầy nó cười cười bảo:

- Con người ta khi mà khổ quá thì tự nhiên họ lại giác ngộ, họ lại tỉnh ra!

Ý thầy muốn nói cùng tắc biến, biến sanh thông. Không ngờ nó lại soi thấy mình ở trong cái ngữ cảnh này.


Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng in kinh

Có người rất ái mộ Thiền 

Cho nên quyết chí tìm tiền in kinh
Dù gian khó vẫn tiến hành
Dù cho tốn kém lòng thành khắc ghi. 


Vượt đèo lội suối ông đi
Quyên tiền khắp nẻo sá chi thân mình, 
Tìm người thiện cảm, nhiệt tình
Góp phần công đức in kinh cúng dường, 

Bạc tiền Phật tử mười phương
Cúng nhiều cúng ít ông thường coi ngang 
Cám ơn những tấm lòng vàng
Với lời quý trọng luôn bằng như nhau. 

Mười năm thấm thoắt trôi mau 
Ông gom tiền đủ, bắt đầu in kinh, 
Nào ngờ nạn lụt thình lình
Nước sông năm đó dâng nhanh ngập tràn 

Bà con đói khổ than van
Mủi lòng trước cảnh lầm than quanh mình 
Bao tiền quyên để in kinh
Ông đem cứu đói chúng sinh trong vùng. 

Hết tiền ông chẳng ngại ngùng
Bắt đầu quyên lại vô cùng hăng say, 
Vài năm sau chợt buồn thay
Tai ương bệnh dịch lan đầy khắp nơi 

Bà con hoạn nạn kêu trời
Thấy bao cảnh khổ, ông rơi lệ sầu 
Bao tiền quyên góp bấy lâu
Ông mang ra giúp há đâu ngại ngần. 


Thế rồi ông lại quyết tâm
Ra công quyên góp một lần thứ ba, 
Hai mươi năm nữa trôi qua
Lần này ý nguyện nở hoa nhiệm mầu 

Quyên tiền bạc, đạt yêu cầu
Ông in kinh để dài lâu cho đời 
Một bộ kinh rất tuyệt vời
Thơm lừng hương Đạo, rạng soi ý Thiền 

Và trong tu viện khắp miền
Kinh kia tàng trữ lưu truyền mãi thôi. 
Biết bao thế hệ qua rồi
Người già nói lại cho đời hậu sinh 

Rằng: "Xưa ông có công trình
Kinh thơm ba bộ hoàn thành trước sau 

Tuy rằng hai bộ kinh đầu
Vô hình nhưng lại thấm sâu cõi lòng 
Tâm từ tỏa ngát không trung
So ra vượt bộ sau cùng biết bao!"


Xem thêm:

In Kinh

Phật pháp ứng dụng in kinh

Có người rất ái mộ Thiền 

Cho nên quyết chí tìm tiền in kinh
Dù gian khó vẫn tiến hành
Dù cho tốn kém lòng thành khắc ghi. 


Vượt đèo lội suối ông đi
Quyên tiền khắp nẻo sá chi thân mình, 
Tìm người thiện cảm, nhiệt tình
Góp phần công đức in kinh cúng dường, 

Bạc tiền Phật tử mười phương
Cúng nhiều cúng ít ông thường coi ngang 
Cám ơn những tấm lòng vàng
Với lời quý trọng luôn bằng như nhau. 

Mười năm thấm thoắt trôi mau 
Ông gom tiền đủ, bắt đầu in kinh, 
Nào ngờ nạn lụt thình lình
Nước sông năm đó dâng nhanh ngập tràn 

Bà con đói khổ than van
Mủi lòng trước cảnh lầm than quanh mình 
Bao tiền quyên để in kinh
Ông đem cứu đói chúng sinh trong vùng. 

Hết tiền ông chẳng ngại ngùng
Bắt đầu quyên lại vô cùng hăng say, 
Vài năm sau chợt buồn thay
Tai ương bệnh dịch lan đầy khắp nơi 

Bà con hoạn nạn kêu trời
Thấy bao cảnh khổ, ông rơi lệ sầu 
Bao tiền quyên góp bấy lâu
Ông mang ra giúp há đâu ngại ngần. 


Thế rồi ông lại quyết tâm
Ra công quyên góp một lần thứ ba, 
Hai mươi năm nữa trôi qua
Lần này ý nguyện nở hoa nhiệm mầu 

Quyên tiền bạc, đạt yêu cầu
Ông in kinh để dài lâu cho đời 
Một bộ kinh rất tuyệt vời
Thơm lừng hương Đạo, rạng soi ý Thiền 

Và trong tu viện khắp miền
Kinh kia tàng trữ lưu truyền mãi thôi. 
Biết bao thế hệ qua rồi
Người già nói lại cho đời hậu sinh 

Rằng: "Xưa ông có công trình
Kinh thơm ba bộ hoàn thành trước sau 

Tuy rằng hai bộ kinh đầu
Vô hình nhưng lại thấm sâu cõi lòng 
Tâm từ tỏa ngát không trung
So ra vượt bộ sau cùng biết bao!"


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng hoa vô ưu


Hoa Vô Ưu, ôi diệu kỳ xinh đẹp 

Những cánh hồng ươm sắc đỏ mê say 
Sao linh ứng chọn gốc cây tươi thắm 
Phật mẫu đản sanh Phật của đời này

Kìa nhụy vàng cong cong duyên dáng 

Sáu cánh hoa kiều mỹ ngát hương lành 
Như Sáu Ba-la-mật cao quí quá 
Như Lục đại của thế giới tạo thành

Hùng cứ phủ che bóng trưa râm mát 

Mãi xanh tươi như thuyết Pháp của Ngài 
Dưới bóng cây vui một ngày lịch sử
Một vị cứu tinh xuất thế độ đời!

Sa la - Vô ưu, chỉ Người tư lự …
Xót thương, bận lòng: đau khổ thế nhân 

Theo Ngài chỉ ánh đạo vàng chiếu rọi 
Diệu hương- tinh hoa: Giác ngộ tỏa trần

Lạ lẫm nhụy - Dấu hỏi- đời sao khổ? 

Che lòng hoa phấn mượt vàng tươi 
Nở rực rỡ mừng hài đồng tuyệt thế 
Muôn trước nghìn sau chỉ có một thôi!

Con mong đi, tìm về nơi gốc cội
Nơi xưa Ngài sớm đặt bước anh minh 

Mây gió ru êm bên lòng Phật mẫu 
Sữa thanh cao nuôi tâm đạo an lành.

Xem thêm:

Hoa Vô Ưu

Phật pháp ứng dụng hoa vô ưu


Hoa Vô Ưu, ôi diệu kỳ xinh đẹp 

Những cánh hồng ươm sắc đỏ mê say 
Sao linh ứng chọn gốc cây tươi thắm 
Phật mẫu đản sanh Phật của đời này

Kìa nhụy vàng cong cong duyên dáng 

Sáu cánh hoa kiều mỹ ngát hương lành 
Như Sáu Ba-la-mật cao quí quá 
Như Lục đại của thế giới tạo thành

Hùng cứ phủ che bóng trưa râm mát 

Mãi xanh tươi như thuyết Pháp của Ngài 
Dưới bóng cây vui một ngày lịch sử
Một vị cứu tinh xuất thế độ đời!

Sa la - Vô ưu, chỉ Người tư lự …
Xót thương, bận lòng: đau khổ thế nhân 

Theo Ngài chỉ ánh đạo vàng chiếu rọi 
Diệu hương- tinh hoa: Giác ngộ tỏa trần

Lạ lẫm nhụy - Dấu hỏi- đời sao khổ? 

Che lòng hoa phấn mượt vàng tươi 
Nở rực rỡ mừng hài đồng tuyệt thế 
Muôn trước nghìn sau chỉ có một thôi!

Con mong đi, tìm về nơi gốc cội
Nơi xưa Ngài sớm đặt bước anh minh 

Mây gió ru êm bên lòng Phật mẫu 
Sữa thanh cao nuôi tâm đạo an lành.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng tạm biệt sông Hằng

Tạm biệt 

Varanasi Tôi đi
Tạm biệt Sarnath, Jaipur, Mysore, Bangalore, Chennai, Agra, Delhi
Tạm biệt Ấn Độ văn minh và huyền bí Quê hương của Tất Đạt Đa Cồ Đàm, của Gandhi và Sardar Vallabhbhai Patel, của Maharshi Valmiki và Rabindranath Tagore Tôi đi

Sông Hằng chảy như cuộc đời tôi đang chảy 

Từ đâu tôi không biết
Về đâu tôi không hay. 
Giấc mơ của một hạt cát 
Đã nở thành hoa
Khi đặt tay xuống dòng nước

Sông Hằng êm như như giải lụa Duy Xuyên. 

Buổi sáng ở Sarnath
Nhìn tảng đá nơi Đức Phật có thể đã từng ngồi nhập định
Nghe như có tiếng chân vọng lại 
Từ hai ngàn năm trăm năm

Đôi bàn chân đất, mảnh y vàng, đức Cồ Đàm đi bộ 247 cây số từ Bodhgaya

Vườn Lộc Uyển là đây Tăng đoàn là đây 
Chuyển Pháp Luân là đây Tứ Diệu Đế là đây
Bát Chánh Đạo là đây

Tất cả bắt đầu từ nơi tôi đang đứng 

Rất linh thiêng và rất mực bình thường.
Đứng bên cây bồ đề thuộc thế hệ thứ ba ở Sar-nath
Nghe trong lòng một giọt nước mắt đang rơi 
Niềm vui khi chiếc lá trở về
Cám ơn Đức Bổn Sư và lời dạy của ngài “Thắp đuốc lên mà đi”

Thưa vâng, con đã đi nhiều năm như thế 

Qua những nắng và mưa
Qua con đường lửa máu 
Qua bất hạnh trầm luân. 

Đêm Varanasi
Vang lên những lời kinh cầu nguyện 
Những xác người được hỏa thiêu 
Ngọn lửa lễ Agni Pooja dưới chân Da- shashwamedh Ghat làm sáng rực sông Hằng
Không tiếng khóc Không tiếng cười

Chỉ có lời kinh như bài hát vọng từ xa thẳm 

Khi Lord Brahma chào đón Lord Shiva 
Đời sống dọc sông Hằng đến nay vẫn thế. 

Chiều nay tôi đi
Chặng đường tới là đâu tôi chưa biết
Và cũng chưa có một nơi nhất định để trở về 

Nên quê hương tôi là mênh mông

Quê hương tôi là Việt Nam linh thiêng nhưng cũng là Varanasi huyền bí
Quê hương là tôi là Thu Bồn trong xanh nhưng cũng là sông Hằng mát dịu.
Và một ngày tôi sẽ trở lại thăm Sông Hằng Varanasi

Có thể không còn là con người xương thịt như hôm nay
Mà chỉ là giọt nước
Từ mây trời phương tây xa xôi

Hãy đón giọt nước như đón tôi hôm nay 
Hãy cho tôi cùng chảy với sông

Trong tiếng đàn Sitar và tiếng trống Tabla 

Trong một đêm huyền diệu
Trong buổi sáng lặng yên. 
Tạm biệt sông Hằng
Tạm biệt Varanasi.


Xem thêm:

Tạm biệt sông Hằng

Phật pháp ứng dụng tạm biệt sông Hằng

Tạm biệt 

Varanasi Tôi đi
Tạm biệt Sarnath, Jaipur, Mysore, Bangalore, Chennai, Agra, Delhi
Tạm biệt Ấn Độ văn minh và huyền bí Quê hương của Tất Đạt Đa Cồ Đàm, của Gandhi và Sardar Vallabhbhai Patel, của Maharshi Valmiki và Rabindranath Tagore Tôi đi

Sông Hằng chảy như cuộc đời tôi đang chảy 

Từ đâu tôi không biết
Về đâu tôi không hay. 
Giấc mơ của một hạt cát 
Đã nở thành hoa
Khi đặt tay xuống dòng nước

Sông Hằng êm như như giải lụa Duy Xuyên. 

Buổi sáng ở Sarnath
Nhìn tảng đá nơi Đức Phật có thể đã từng ngồi nhập định
Nghe như có tiếng chân vọng lại 
Từ hai ngàn năm trăm năm

Đôi bàn chân đất, mảnh y vàng, đức Cồ Đàm đi bộ 247 cây số từ Bodhgaya

Vườn Lộc Uyển là đây Tăng đoàn là đây 
Chuyển Pháp Luân là đây Tứ Diệu Đế là đây
Bát Chánh Đạo là đây

Tất cả bắt đầu từ nơi tôi đang đứng 

Rất linh thiêng và rất mực bình thường.
Đứng bên cây bồ đề thuộc thế hệ thứ ba ở Sar-nath
Nghe trong lòng một giọt nước mắt đang rơi 
Niềm vui khi chiếc lá trở về
Cám ơn Đức Bổn Sư và lời dạy của ngài “Thắp đuốc lên mà đi”

Thưa vâng, con đã đi nhiều năm như thế 

Qua những nắng và mưa
Qua con đường lửa máu 
Qua bất hạnh trầm luân. 

Đêm Varanasi
Vang lên những lời kinh cầu nguyện 
Những xác người được hỏa thiêu 
Ngọn lửa lễ Agni Pooja dưới chân Da- shashwamedh Ghat làm sáng rực sông Hằng
Không tiếng khóc Không tiếng cười

Chỉ có lời kinh như bài hát vọng từ xa thẳm 

Khi Lord Brahma chào đón Lord Shiva 
Đời sống dọc sông Hằng đến nay vẫn thế. 

Chiều nay tôi đi
Chặng đường tới là đâu tôi chưa biết
Và cũng chưa có một nơi nhất định để trở về 

Nên quê hương tôi là mênh mông

Quê hương tôi là Việt Nam linh thiêng nhưng cũng là Varanasi huyền bí
Quê hương là tôi là Thu Bồn trong xanh nhưng cũng là sông Hằng mát dịu.
Và một ngày tôi sẽ trở lại thăm Sông Hằng Varanasi

Có thể không còn là con người xương thịt như hôm nay
Mà chỉ là giọt nước
Từ mây trời phương tây xa xôi

Hãy đón giọt nước như đón tôi hôm nay 
Hãy cho tôi cùng chảy với sông

Trong tiếng đàn Sitar và tiếng trống Tabla 

Trong một đêm huyền diệu
Trong buổi sáng lặng yên. 
Tạm biệt sông Hằng
Tạm biệt Varanasi.


Xem thêm:
Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng còn vạn khối tình

Ta còn chút nắng, chút sương
chút hoa lá cỏ, chút vương vấn lòng.
Thì đây núi,
Thì đây sông
Cõi quê hương ấy...
Thuở Hồng-Lạc xưa.
 

Đất trời dù chuyển sang mùa
Nắng mưa nào...
Những sớm trưa cung đàn!
Trải lòng theo dặm quan san
Nghe tê tái
Nỗi niềm mang phận người!
 

Kể từ độ ấy em ơi
Trời Vạn Xuân đã lạnh lời phù vân
Suối nguồn lệ cũ bâng khuâng
Nghe âm ba vọng hồn dân tộc mình.
 

Thì thôi đấy...
Chuyện đã đành,
Thì thôi nhỉ,

Gió qua mành tuyết sương!
Một mai,
Rồi nữa... còn hương
Đêm tàn rựng ánh trời Phương Nam hồng.

Thì đây núi

Thì đây sông
Thì đây muôn vạn tấm lòng nở hoa
Hoàng hôn thế kỷ đi qua
Còn đâu bóng đổ chiều xa gập ghềnh.

Cuối mùa hoạn lộ lênh đênh

Bên trời chim thức ngày lên an bình
Còn đây,
Với cả niềm tin
Và còn đây,

Vạn khối tình quê hương.

Xem thêm:

Còn vạn khối tình


Phật pháp ứng dụng còn vạn khối tình

Ta còn chút nắng, chút sương
chút hoa lá cỏ, chút vương vấn lòng.
Thì đây núi,
Thì đây sông
Cõi quê hương ấy...
Thuở Hồng-Lạc xưa.
 

Đất trời dù chuyển sang mùa
Nắng mưa nào...
Những sớm trưa cung đàn!
Trải lòng theo dặm quan san
Nghe tê tái
Nỗi niềm mang phận người!
 

Kể từ độ ấy em ơi
Trời Vạn Xuân đã lạnh lời phù vân
Suối nguồn lệ cũ bâng khuâng
Nghe âm ba vọng hồn dân tộc mình.
 

Thì thôi đấy...
Chuyện đã đành,
Thì thôi nhỉ,

Gió qua mành tuyết sương!
Một mai,
Rồi nữa... còn hương
Đêm tàn rựng ánh trời Phương Nam hồng.

Thì đây núi

Thì đây sông
Thì đây muôn vạn tấm lòng nở hoa
Hoàng hôn thế kỷ đi qua
Còn đâu bóng đổ chiều xa gập ghềnh.

Cuối mùa hoạn lộ lênh đênh

Bên trời chim thức ngày lên an bình
Còn đây,
Với cả niềm tin
Và còn đây,

Vạn khối tình quê hương.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng góa phụ

Con chim nhào chết khô trên cửa, 

Cửa đóng tự ngàn năm bặt âm, 
Như đạo bùa thiêng yểm cổ mộ, 
Sao người khai giải chưa về thăm?

Em chạy tìm anh ngoài cõi gió 

Lửa oan khốc giỡn cười ghê hồn, 
Tiếng kêu đá lở long thiên cổ,
Cát loạn muôn trùng xóa dấu chân

Em độc thoại lời kinh ánh xanh, 

Trăng lu, khuya mỏi, nén nhang tàn 
Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa 
Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn.

Ngọn đèn hư ảo chong linh vị 

Thắp trắng thời gian mái tóc em 
Tim đập duỗi ngoài thân nỗi lạnh 
Hồn xa con đóm lạc sâu đêm.

Cỏ cây sống chết há ta thán 

Em khóc hoài chi lẽ diệt sinh?
Thảng như con ngựa già vô dụng 

Chủ bỏ ngoài trăng đứng một mình.

Xem thêm:

Góa phụ

Phật pháp ứng dụng góa phụ

Con chim nhào chết khô trên cửa, 

Cửa đóng tự ngàn năm bặt âm, 
Như đạo bùa thiêng yểm cổ mộ, 
Sao người khai giải chưa về thăm?

Em chạy tìm anh ngoài cõi gió 

Lửa oan khốc giỡn cười ghê hồn, 
Tiếng kêu đá lở long thiên cổ,
Cát loạn muôn trùng xóa dấu chân

Em độc thoại lời kinh ánh xanh, 

Trăng lu, khuya mỏi, nén nhang tàn 
Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa 
Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn.

Ngọn đèn hư ảo chong linh vị 

Thắp trắng thời gian mái tóc em 
Tim đập duỗi ngoài thân nỗi lạnh 
Hồn xa con đóm lạc sâu đêm.

Cỏ cây sống chết há ta thán 

Em khóc hoài chi lẽ diệt sinh?
Thảng như con ngựa già vô dụng 

Chủ bỏ ngoài trăng đứng một mình.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng gác kiếm


Thiểu dục khỏi cầu cũng thoát mê 

Tài sắc danh xưng chẳng bận bề 
Vô vi đạo học tâm luôn mở
Giữa chốn phồn hoa biết trở về.

Tri túc cuộc đời đẹp lắm thay 

Nương theo giáo pháp Phật chỉ bày 
Sống vui tu tập trên đường đạo 
Giảm bớt mong cầu trí hiển khai .

Bao năm tham dục khổ đã nhiều 

Nay ta gác kiếm giữa nắng chiều 
Thảnh thơi một túi thơ nguồn đạo 
Ngắm nhìn mây trắng cõi lãng phiêu .

Xem thêm:

Gác kiếm

Phật pháp ứng dụng gác kiếm


Thiểu dục khỏi cầu cũng thoát mê 

Tài sắc danh xưng chẳng bận bề 
Vô vi đạo học tâm luôn mở
Giữa chốn phồn hoa biết trở về.

Tri túc cuộc đời đẹp lắm thay 

Nương theo giáo pháp Phật chỉ bày 
Sống vui tu tập trên đường đạo 
Giảm bớt mong cầu trí hiển khai .

Bao năm tham dục khổ đã nhiều 

Nay ta gác kiếm giữa nắng chiều 
Thảnh thơi một túi thơ nguồn đạo 
Ngắm nhìn mây trắng cõi lãng phiêu .

Xem thêm:
Đọc thêm..