Phật pháp ứng dụng tiễn biệt huynh trưởng

Chiếc mũ vẫn còn đây
Anh đã về cõi khác
Dây Thân Ái chiều nay
Sao chẳng còn ai hát

Chiếc còi vẫn nằm im
Trên bàn xưa trống trải
Khi giọt máu từ tim
Vừa ra đi, đi mãi

Anh sống một cuộc đời
Âm thầm như ngọn núi
Ôm ấp nỗi niềm riêng
Nghe đau mà không nói

Giọt nước mắt mùa xuân
Nhỏ trên từng phiến đá
Như hạt bụi thời gian
Phai theo màu chiếc lá

Đoàn các em hôm nay
Còn rất nhiều khốn khó
Nhìn chiếc áo màu Lam
Thấy tình anh trong đó
Anh sẽ là mũi tên

Trên quãng đường còn lại
Để mai mốt các em
Biết lối về đất trại
Anh sẽ là mật thư
Giấu trong vườn Sen Trắng
Chỉ vỏn vẹn một câu
Tình thương rồi sẽ thắng

Anh sẽ là tiếng còi
Thổi lên lời hy vọng
Để em biết ngày mai
Trời không còn biển động

Anh sẽ là bài ca
Giữa đêm dài hiu hắt
Để em biết hôm qua
Đau thương và nước mắt

Anh sẽ là củi khô
Đốt lên từng ngọn lửa
Sưởi ấm mãi Tình Lam
Và đừng xa nhau nữa.

Nhớ nhé anh chị em, xin
đừng xa nhau nữa!


Xem thêm:

Tiễn biệt huynh trưởng

Phật pháp ứng dụng tiễn biệt huynh trưởng

Chiếc mũ vẫn còn đây
Anh đã về cõi khác
Dây Thân Ái chiều nay
Sao chẳng còn ai hát

Chiếc còi vẫn nằm im
Trên bàn xưa trống trải
Khi giọt máu từ tim
Vừa ra đi, đi mãi

Anh sống một cuộc đời
Âm thầm như ngọn núi
Ôm ấp nỗi niềm riêng
Nghe đau mà không nói

Giọt nước mắt mùa xuân
Nhỏ trên từng phiến đá
Như hạt bụi thời gian
Phai theo màu chiếc lá

Đoàn các em hôm nay
Còn rất nhiều khốn khó
Nhìn chiếc áo màu Lam
Thấy tình anh trong đó
Anh sẽ là mũi tên

Trên quãng đường còn lại
Để mai mốt các em
Biết lối về đất trại
Anh sẽ là mật thư
Giấu trong vườn Sen Trắng
Chỉ vỏn vẹn một câu
Tình thương rồi sẽ thắng

Anh sẽ là tiếng còi
Thổi lên lời hy vọng
Để em biết ngày mai
Trời không còn biển động

Anh sẽ là bài ca
Giữa đêm dài hiu hắt
Để em biết hôm qua
Đau thương và nước mắt

Anh sẽ là củi khô
Đốt lên từng ngọn lửa
Sưởi ấm mãi Tình Lam
Và đừng xa nhau nữa.

Nhớ nhé anh chị em, xin
đừng xa nhau nữa!


Xem thêm:
Đọc thêm..
Tết năm ấy, chú Sáng và các chú trong nhóm Nha Trang đều trở về. Tôi không về mà cùng đi Huế với chú Tửu. Ngày mồng một, tôi đón giao thừa tại Phật học viện. Qua mồng hai, tôi và Tửu mới rời viện để đi Huế. Trước hết, cùng đến chùa Tam Bảo ở Đà Nẵng để gặp chú Tâm Hạnh. Chú Tâm Hạnh như đã nói ở trước, là đệ tử lớn nhất của thầy tôi. 

Ở Phật học viện Phổ Đà, chú ấy là tăng sinh xuất sắc của viện. Nhưng rồi không biết do ảnh hưởng từ kinh điển, từ bạn bè, hay từ sở thích, chú Tâm Hạnh bỗng bỏ Phật giáo Bắc tông để chuyển qua Phật giáo Nam Tông (Theraveda, tức Phật giáo Nguyên thủy). Vì thay đổi tông phái, dĩ nhiên chú không còn theo học Phật học viện Phổ Đà nữa.

Chúng tôi đến Chùa Tam Bảo vào giấc trưa, nhằm lúc chư tăng ở đây đang thọ trai. Chúng tôi đứng ngoài nhìn vào, thấy một bàn đầy các món thịt cá thì giật mình. Dù đã biết trước chuyện chay mặn chẳng quan trọng hay ảnh hưởng gì đến vấn đề giải thoát giác ngộ, chúng tôi cũng chưa dễ chấp nhận được chuyện thịt cá bày ra trong cửa chùa. Chú Tâm Hạnh được thông báo có khách, ra gặp chúng tôi thì mừng rỡ, nhưng cũng nói ngay cho chúng tôi khỏi bỡ ngỡ, thắc mắc:

“Truyền thống Nam tông họ ăn chay khác với ăn chay của mình. Chữ trai, tức là chay, được hiểu là ăn một ngày một bữa vào giờ ngọ và thí chủ dâng cúng thứ gì thì hoan hỷ ăn thứ nấy, không phân biệt. Ăn chay như thế khác với ăn chay theo nghĩa chỉ ăn thực vật như bên Bắc tông mình. Tôi theo họ nhưng cũng chưa quen chuyện cá thịt, vẫn phải ăn chay như xưa.”
 

Biết chúng tôi sắp đi Huế, chú Tâm Hạnh cũng muốn đi. Chú vào thu xếp hành lý, bỏ vào cái đãy nhỏ, theo chúng tôi đi ngay. Ra Huế, chúng tôi được chú Tâm Hạnh đưa đến chùa Thiền Lâm trước. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông, được cất trên núi. Vị Thượng tọa viện trưởng ở đây cũng là một vị thầy từ Bắc tông đổi qua. Thượng tọa cũng quen dùng chay theo Bắc tông nên dù đã chuyển qua Nam tông từ lâu, vẫn cứ dùng thực vật chứ không dùng được cá thịt. 

Lúc chúng tôi đến chùa, Thượng tọa đi vắng chưa về. Dạo cảnh một lúc, chúng tôi được báo cho biết là Thượng tọa đang trên đường hướng về chùa. Thượng tọa có định lực và đức độ rất cao, khi vừa trông thấy ngài từ ngoài bước vào cổng, tự dưng chúng tôi quỳ lạy ngài ngay trên nền đất ở ngoài sân.
Phật pháp ứng dụng phương trời cao rộng

Chúng tôi ở lại đây một đêm. Thượng tọa tế nhị, biết chúng tôi bên Bắc tông ăn chay và có ăn bữa chiều nên cho người xuống núi nhờ một gia đình thí chủ thân tín nấu cháo chay đem lên cho chúng tôi.

Sáng hôm sau, chú Tâm Hạnh đưa chúng tôi đến chùa Linh Mụ và một số chùa nổi tiếng khác như Tường Vân, Kim Tiên, Từ Hiếu, Từ Đàm, Linh Quang v.v... Đến chùa Linh Mụ, chúng tôi tình cờ gặp thầy Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) từ Sài Gòn mới ra. Trước đây, thầy Trí Siêu tu ở chùa này. Chú Tâm Hạnh cho tôi biết thầy ấy là một trong những du học sinh xuất sắc nhất tại Mỹ; thầy ấy đã lấy ba bằng tiến sĩ Y khoa, Nhân chủng học và Triết học. Thầy Trí Siêu mới về nước năm ngoái. Dùng cơm trưa tại chùa Linh Mụ, chúng tôi nghe kể về sinh hoạt học đường tại Mỹ. 


Nghe chuyện du học tôi thấy thích thú, nhưng cái tâm ý quê mùa bảo thủ của tôi lại cảm thấy sợ hãi đời sống Mỹ. Tôi tự nghĩ, nếu được một phép du học, chắc tôi sẽ chọn một nước Á châu nào đó chứ không chọn Mỹ hoặc các nước Âu châu. Dù sao, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong bữa ăn cũng mở rộng tầm nhìn của tôi. Nhớ hồi chưa xuất gia, tôi đã từng chán ghét chuyện học. Nỗi chán ghét ấy bây giờ không còn nữa thì phải. Có lẽ tôi đã trưởng thành và đã trở thành một người “hiếu học”! Ồ, du học! Hai chữ ấy nghe thật lôi cuốn.

Trước khi rời Huế, chúng tôi đến thăm viếng Thành nội nhưng người ta bảo là mất an ninh, cấm vào. Lại là hậu quả của chiến tranh. Đành ở chơi phía ngoài Phu Văn Lâu rồi ra bến xe, trở về.

Chúng tôi không về thẳng Đà Nẵng mà xuống xe tại Lăng Cô, gần đèo Hải Vân. Nơi đây có tịnh thất Huyền Không của sư Viên Minh và sư Giới Đức, hai vị sư trẻ và lỗi lạc của Phật giáo Nam tông. Huyền Không là tên gọi chung vài cái cốc nhỏ được cất trên một ngọn núi ở Lăng Cô. Mỗi sư có một cốc riêng. Ngoài ra còn có một thư viện nhỏ, nhiều sách. Cốc đều được cất bằng gỗ, đánh vẹt-ni bóng loáng. Mái lợp bằng lá dừa, rất đẹp và mát. Cốc có bốn vách vuông vức, với một cửa chính và hai cửa sổ lớn mở ra hai bên, khoảng khoát. Hai mái lợp đứng, kiểu tháp, như của Thái- Miên. Cửa chính của thư viện mở ra phía biển ở xa xa. Tôi thầm nghĩ: “Ẩn tu nơi một cảnh trí hữu tình thơ mộng như vầy thì còn gì sung sướng bằng...

Tuy nhiên, có phải chăng, khi người tu say đắm cảnh đẹp thiên nhiên thì cũng có thể say đắm vào sắc dục hay bất cứ vẻ quyến rũ nào khác của cuộc đời? Vì thực ra, điều cốt yếu của giải thoát là dẹp bỏ sự say đắm chứ đâu phải dẹp bỏ hay xa lìa những đối tượng, đối cảnh...”

Dù sao, tôi cũng không ngăn được sự rung động trước một cảnh trời mênh mông tuyệt đẹp như vầy. Bờ biển Lăng Cô đá lớn, đá nhỏ mọc lởm chởm. Sóng vỗ ì ầm đánh tung bọt trắng trên những tảng đá phủ rêu ấy. Thuyền chài dăm chiếc như đứng lặng ngoài khơi. Nơi đây còn hoang sơ thơ mộng hơn núi đồi Trại Thủy Nha Trang. Tôi đứng chết sững trên núi, nhìn về muôn dặm xa, nơi mà sóng biển trườn lên, níu lấy chân trời. Vẫn có cái gì khó hiểu, mơ hồ nhưng đầy hấp lực nơi khoảng trời xa ấy.
 

Khi chúng tôi vào học lại đâu được một tuần thì có Thượng tọa Đỗng Minh từ Nha Trang đi Huế và Đà Nẵng, ghé thăm Phật học viện. Thượng tọa là giám đốc xưởng vị trai Lá Bồ Đề, một cơ sở sản xuất khá qui mô của Tỉnh giáo hội Nha Trang. Thượng tọa cũng là giám học của Phật học viện Hải Đức, và trong Viện Hóa Đạo, Thượng tọa là Vụ trưởng Vụ Phật học viện. 

Đây là chuyến công du thăm viếng các Phật học viện trên toàn quốc để nghe ngóng tình hình sinh hoạt của các Phật học viện đồng thời thông báo các chương trình đặc biệt của Vụ Phật học viện nhằm nâng đỡ các học tăng xuất sắc. Dĩ nhiên đó là chuyện mà Thượng tọa Đỗng Minh bàn riêng với Thượng tọa giám viện và ban giám học, học tăng chúng tôi không sao biết được. Nhưng sau đó, tin tức cũng đến tai tôi, do thầy Giải Trọng, vị giám sự của Phật học viện kể lại. Tin ấy quả thực làm tôi phấn khởi vô cùng.

Với sự hỗ trợ của Giáo hội trung ương, Vụ Phật học viện tìm cách cho đi du học các tăng sĩ xuất sắc ở các địa phương, đặc biệt là các học tăng đang theo học tại các Phật học viện toàn quốc. Chuyện đi du học ở quốc gia nào thì chưa rõ, có lẽ còn tùy thuộc ở điều kiện tài chánh cũng như sự vận động ngoại giao của Giáo hội trung ương. Nhưng riêng Ấn Độ và Thái Lan thì đã rõ: Giáo hội có thể cho tăng sĩ thành niên hay vị thành niên đi du học tại hai nước này. Thầy Giải Trọng nói với tôi:

“Phật học viện mình sẽ giới thiệu vài học tăng, hay ít nhất cũng một học tăng. Chú nào được chọn thì chưa biết, nhưng chú Khang thì nghe Thượng tọa giám viện có thưa chuyện trước với Thượng tọa Đỗng Minh rồi. Chắc chắn là chú được chọn vì là tăng sinh xuất sắc nhất của viện. Chỉ cần trau dồi thêm tiếng Anh nữa là xong. Trình độ trung học cũng qua Ấn học được chứ không cần phải xong Tú tài hay bậc Đại học.”

Tôi vẫn thường có ước mơ được hành hương xứ Phật. Nhưng tôi không thể tưởng được rằng ước mơ ấy có thể đến với tôi dễ dàng và kề cận như vậy. Mặc dù chưa có tin chính thức nào trên văn bản, tôi vẫn thấy đó là điều có thể xảy ra, hầu như không còn là ước mơ nữa mà sắp trở thành hiện thực. Ừ nhỉ, mới hôm Tết gặp thầy Trí Siêu, không phải tôi đã nẩy sinh trong lòng ước muốn được du học đó sao! Sợ không thích hợp với Mỹ quốc thì du học Ấn Độ, cũng là du học thôi. Nhưng ở Ấn Độ còn thăm viếng các Phật tích, được sống lại với khung trời cũ một thời lưu dấu chân Phật.

Tuổi trẻ có nhiều ước mơ. Ước mơ này chồng lên ước mơ kia. Cái nào mạnh thì trùm lấn. Cái nào kề cận dễ thành thì nổi bật. Khi chuyện giáo hội nâng đỡ học tăng du học đến tai tôi, ước mơ xuất ngoại bỗng lớn nhanh như thổi. Nó chiếm khá nhiều thì giờ rảnh của tôi. Tôi tìm đọc thêm và đọc lại một số sách về lịch sử Ấn Độ cũng như các sách viết về những Phật tích. Có khi tôi nằm mơ thấy mình đang đứng bên cội cây bồ đề mà năm xưa đức Phật thành đạo.

Nhưng chỉ vài ngày sau, có tin Tổng thống ra lệnh tổng động viên các tu sĩ Phật giáo trong tuổi quân dịch nếu những vị này xuất gia chưa được năm năm. Lệnh ấy không ảnh hưởng gì đến cá nhân tôi cả, vì lúc ấy tôi chỉ mới mười sáu tuổi, chưa đến tuổi quân dịch, còn thời gian xuất gia thì tôi cũng chỉ còn vài tháng nữa là được năm năm rồi. Tuy nhiên, lệnh tổng động viên này đã làm chấn động, xôn xao trong giới tu sĩ trẻ Phật giáo. Viện tôi có khoảng mười chú dính vào lệnh tổng động viên này. Tin đồn rằng có thể chính phủ sẽ động viên những tu sĩ trong tuổi quân dịch chứ không loại trừ những người xuất gia trên năm năm. 


Tôi biết có nhiều chú xuất gia từ nhỏ, nhưng ở chùa không hề làm cho một tờ giấy gì để chứng minh ngày tháng xuất gia của họ. Nhất là ở các chùa tư (học tăng chúng tôi thường gọi như vậy để phân biệt với Phật học viện) và các chùa ở thôn quê, xuất gia thì xuất gia, chẳng ai nghĩ đến chuyện làm giấy tờ gì. Bây giờ gặp chuyện mới giật mình. Nhiều chú lo viết thư về chùa gốc của mình để xin thầy bổn sư tìm cách chứng minh. Không khí trong viện thật căng thẳng. Tôi nhìn các chú trong tuổi quân dịch mà thấy ngậm ngùi, thương cảm. Tôi không thể tưởng tượng được những chú tiểu quanh năm suốt tháng, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay giữ giới lại có thể cầm súng ra trận để bắn vào đối phương. Những chú tiểu ấy, đến con kiến cũng không dám giết. Lỡ có bị kiến cắn nhè nhẹ tay mà gỡ nó ra, thả cho nó bò đi chỗ khác. Bước chân đi cũng sợ chết oan những loài sâu bọ dưới đất, cứ phải đọc bài chú nguyện để cầu nguyện sẵn cho loài nào vô tình bị chết dưới những bước chân của mình. 

Tâm tư hạnh nguyện như vậy đó, bây giờ phải ra cầm súng bắn giết, có phải là điều trớ trêu lắm không? Chú Đồng Nguyện, thư ký văn phòng của Phật học viện, đưa nhật báo cho chúng tôi xem. Báo chí đăng liên tục về lệnh tổng động viên ấy. Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lúc đó là Hòa thượng Thích Trí Thủ, đang vận động chính phủ bãi bỏ lệnh tổng động viên nhắm vào tu sĩ Phật giáo. Chưa biết kết quả thế nào. Báo chí còn ước chừng số tu sĩ Phật giáo cả nước nằm trong tuổi quân dịch (không kể là đã xuất gia được bao lâu) là mười ngàn người. Có chú buột miệng nói:

“Một đạo quân lớn! Đạo quân hòa bình! Cứ xếp hàng ra đứng ở giữa hai phe đang bắn giết nhau, kêu gọi họ ngưng bắn, vậy là có hòa bình rồi nhỉ!”

Các chú cùng cười. Có chú chêm vào thêm:

“Không, mười ngàn người thì mình chia ra làm hai: năm ngàn người cầm mõ, năm ngàn người cầm chuông, ra trận cứ gõ lên mà tụng vang bài chú Đại Bi là Việt cộng cũng chạy trốn hết!”
Đến nước này mà còn giỡn như vậy thì chỉ còn biết cười ra nước mắt. Nhưng thực tế có thể là vậy. Vũ khí của người tăng sĩ Phật giáo chỉ có lòng thương rộng lớn (đại bi) mà thôi. Mọi hành xử của họ đối với con người, đối với cuộc đời, đều do sự tác động của lòng thương. Và nếu trực diện với hận thù, tàn ác, những con người này chỉ biết lấy lòng thương để đáp lại chứ chẳng có tâm địa nào khác hơn.

Tình hình chiến sự trong nước càng lúc càng sôi bỏng. Chúng tôi, dù muốn dù không, cũng phải nghe biết. Mỗi ngày chúng tôi vẫn cắp sách đến trường, nhưng tinh thần học coi mòi đã xuống dốc. Không khí lớp học cũng rời rã. Giáo sư vào lớp chỉ nói chuyện chính trị. Thầy Viêm chủ nhiệm lớp tôi đã có lệnh gọi đi tác chiến. Không biết thầy ấy ra đi có mang theo hình ảnh “Mơ hòa bình ” của đặc san lớp học không. Rồi nghe rằng có lệnh rút quân của Tổng thống. Nghe rằng Buôn Mê Thuột đã bị mất. Nghe rằng các tỉnh cao nguyên nối tiếp nhau, rơi vào tay Việt cộng. 


Đến nước đó thì các giáo sư hết mở lời, vào lớp chỉ ngồi thừ ra, im lặng, ngó mông lung ngoài cửa sổ, hút thuốc tự nhiên trước mặt học sinh, thỉnh thoảng lại ngáp dài. Học sinh uể oải theo. Thầy Châu giám học vào lớp cho biết toàn trường phải lo thi đệ nhị lục cá nguyệt sớm hơn một tháng. Tình hình căng quá, học và thi cũng phải rút ngắn lại. Thầy giám học làm xong nhiệm vụ thông báo mà vẫn không muốn rời khỏi lớp tôi. Trong lớp học có nhiều tu sĩ, nhiều chú tiểu ngây thơ như lớp tôi, có lẽ thầy muốn nấn ná tâm sự hay giải bày gì đó. Nhưng rồi thầy cũng phải bước ra. Nhìn chúng tôi lần cuối, nhún vai, rồi đi thẳng... Có cái gì đó sắp xảy ra rồi.

Ở viện, Thượng tọa giám viện và ban giám đốc thường cùng nghe đài VOA, BBC và đài phát thanh Sài Gòn vào mỗi sáng sớm và chiều tối. Báo chí đến Hội An thường chậm trễ và hiếm. Chỉ có ra-đi -ô là có thể mang lại tin tức nhanh chóng nhất cho Phật học viện chúng tôi mà thôi. Mỗi ngày tin tức càng nóng bỏng, sôi sục hơn. Các thầy ngồi nghe không biết đã nghe được gì, chỉ thấy thầy thì lắc đầu, thầy thì thở dài. Không khí tu học ở viện cũng bị ảnh hưởng tin tức thời sự không ít. Thượng tọa giám viện có vẻ buồn, thường trầm ngâm, giảng không hứng thú nữa. Các giờ học khác đều được cho nghỉ sớm. Có giờ được nghỉ hẳn.

Nhưng chưa có lệnh nghỉ thì học tăng chúng tôi như thường lệ, vẫn cứ xếp hàng dọc xuống trường Bồ Đề mỗi chiều (năm ngoái là buổi sáng, năm nay đổi lại). Con đường từ viện ra đến đường nhựa gần hai cây số đường đất, vẫn êm đềm lặng lẽ chạy vòng qua những rặng tre và đồng ruộng xanh ngát dưới cơn nắng cuối xuân. Có những con chim nhảy nhót trên bụi dâm bụt nhà ai. Dăm con cò trắng chậm rãi bước trên khoảng ruộng ngập nước. Bầu trời không mây xanh ngắt một màu. Chúng tôi bước đi một đoàn người, mà nghe không khí tịch mịch, im vắng kỳ lạ. Nhưng vừa đến khoảng đầu đường, chỗ quán bánh mì bà Đạo, chúng tôi bỗng nghe tiếng ồn ào huyên náo dễ sợ như vỡ ra ở phía trước.

Chúng tôi tiếp tục bước đến chỗ giáp với đường nhựa thì không thể bước qua đường được nữa. Đoàn tăng sinh tự động tan hàng một cách bỡ ngỡ, bàng hoàng vì cảnh tượng xảy ra trước mắt: một dòng nườm nượp xe cộ và người.

Xe cộ ùn ùn chạy qua, còi xe bấm inh ỏi, tiếng người la hét, gào thét vang rần. Nhiều người tay ẵm tay dắt mấy đứa con, vừa chạy vừa khóc. Xe lớn, xe nhỏ, xe gắn máy, xe đạp, xích lô, xe bò... và cả những người chạy bộ, đều rần rần hướng về phía Đà Nẵng. Những khuôn mặt cuống quít chạy qua đều hớt hơ hớt hãi, xanh lét xanh lè, trông thật thảm hại. Tưởng chừng chưa có niềm khiếp sợ nào to lớn hơn. 


Chú Tường dạn dĩ chận người quen lại hỏi thăm chuyện gì mà mọi người bỏ chạy hoảng loạn như vậy. Có người chỉ kịp lắc đầu rồi tiếp tục chạy, có người chẳng nói một tiếng. Cuối cùng mới có người trả lời gọn một câu: “Việt cộng đánh chiếm Quảng Ngãi hồi trưa nay.” Té ra là vậy. Tin đồn lan đi rất nhanh ở thị xã Hội An từ những đồng bào ở Quảng Ngãi chạy trốn Việt cộng theo ngả biển vào cửa Đại (cửa biển của Hội An) . Chẳng biết đài phát thanh đã thông báo tin ấy chưa mà đồng bào Hội An đã tuôn chạy như vầy rồi.

Nhiều chú nghe chuyện đã muốn quay về nhưng chú chúng trưởng bảo cứ đi thẳng xuống trường Bồ Đề coi có được phép nghỉ học chưa. Vậy là theo kỷ luật tập thể, chúng tôi cứ ngược dòng thác người đó mà đi. Đúng là một dòng thác người, cuồn cuộn chảy tới, không có khe hở, không có ngừng nghỉ. 


Ở bến xe Hội An -Đà Nẵng, cứ mỗi chiếc xe đò từ Đà Nẵng vừa cập bến, người ở trên chưa kịp bước xuống thì người ở dưới đã nhảy phóc lên, giành giật chỗ ngồi, la hét ỏm tỏi. Nhưng người từ Đà Nẵng về thì chỉ lác đác. Có lẽ họ có việc phải về Hội An để thu xếp chi đó. Có xe từ Đà Nẵng về chỉ là xe không. Hành khách đứng ngồi chật cứng ở bến xe. Xe chưa đậu hẳn là đã hết chỗ ngồi. Nhiều người nhảy đại lên mui, tự xếp hành lý và chỗ ngồi cho mình và gia đình. 

Học tăng chúng tôi hơn bốn chục người bây giờ nhìn lại chẳng thấy ai. Tản mác ở đâu hết rồi. Chúng tôi lạc nhau, chúng tôi tan loãng vào giữa dòng người. Quanh tôi chỉ còn Sáng và Hưng. Có lẽ vì chúng tôi bước chậm. Chúng tôi lần mò đi được một đoạn thì lại lạc mất chú Hưng. Chỉ còn tôi và Sáng. Giữa dòng người ùn ùn kéo chạy, chúng tôi bỗng thấy lạc lõng, bơ vơ. Người ta dắt díu nhau bỏ chạy, nào cha nào mẹ, nào anh chị em khắng khít đùm bọc nhau. 

Chúng tôi thì lững thững bước. Không người thân bên cạnh. Các chú khác đã quay về Phật học viện hoặc tụ lại với nhau ở một địa điểm nào rồi. Tôi nhìn Sáng, tự dưng thấy tội nghiệp và thương chú quá. Dù sao thì Sáng cũng nhỏ hơn tôi hai tuổi. Lần đầu tiên, tôi nắm lấy tay chú dắt đi như dắt một đứa em nhỏ. Tôi muốn an ủi và tỏ chút tình huynh đệ với chú trong lúc chạy loạn này. 

Tưởng là mình lớn hơn bảo bọc chú, trấn an chú, nào ngờ khi đi ngang một cây xăng nhỏ bỗng nghe nổ một tiếng “ầm,” lửa phực cháy, chú Sáng vụt khỏi tay tôi, bỏ chạy, lanh như con mèo. Tôi chỉ vừa quay đầu ngó vào cây xăng, rồi ngoảnh lại đã thấy chú đứng cách xa mình cả hai chục thước. Thấy không có gì xảy ra, chú mới dừng lại để chờ tôi. Người chủ cây xăng đã dập lửa kịp thời. Khi tôi bước theo kịp, chú Sáng nói một câu chữa thẹn: “Tưởng đâu có bom đạn gì nổ chứ!”

Chú ấy có vẻ xấu hổ khi bỏ tôi mà chạy vì một chuyện không đáng gì. Nhưng tôi chẳng chấp trách gì chuyện đó. Tôi chỉ tự hỏi, nếu cây xăng nổ tung, có phải là một người chậm chạp, khờ khạo và khư khư giữ lấy oai nghi tế hạnh như tôi sẽ không thể nào tránh khỏi tai nạn lớn chăng? Đây là do sự định tâm lâu ngày mà tôi bình tĩnh trước hoàn cảnh hay chỉ vì bản năng tự vệ và phản ứng cơ thể của tôi bị chậm lụt, trì trệ?

Đi thêm một khúc đường, chúng tôi gặp các chú đi trước quay ngược trở lại. Các chú kéo chúng tôi cùng về viện. Họ nói:

“Trường Bồ Đề cũng đã đóng cửa. Không có ai ở đó cả. Ông cai trường cũng kéo gia đình chạy đi rồi!”

Lối về ngang qua đồng ruộng và rặng tre xanh, nhưng lòng tôi đã nặng trĩu. Mấy con chim từ bờ dậu nhà ai hoảng hốt bay về phía mộ địa. Đàn cò trắng cũng đã bay đi đâu mất dạng phương nào rồi.

Vào bữa cơm chiều hôm ấy. Thượng tọa giám viện tuyên bố giải tán Phật học viện. Ai nấy nghẹn ngào nuốt cơm không vô nữa. Học tăng chúng tôi biết chuyện học, chuyện tu của mình rồi sẽ bị chướng ngại, gián đoạn, bao mộng ước lớn nhỏ đều tan vỡ, và chúng tôi chỉ còn chung sống với nhau một đêm cuối cùng này nữa thôi.


Xem thêm:

Phương trời cao rộng

Tết năm ấy, chú Sáng và các chú trong nhóm Nha Trang đều trở về. Tôi không về mà cùng đi Huế với chú Tửu. Ngày mồng một, tôi đón giao thừa tại Phật học viện. Qua mồng hai, tôi và Tửu mới rời viện để đi Huế. Trước hết, cùng đến chùa Tam Bảo ở Đà Nẵng để gặp chú Tâm Hạnh. Chú Tâm Hạnh như đã nói ở trước, là đệ tử lớn nhất của thầy tôi. 

Ở Phật học viện Phổ Đà, chú ấy là tăng sinh xuất sắc của viện. Nhưng rồi không biết do ảnh hưởng từ kinh điển, từ bạn bè, hay từ sở thích, chú Tâm Hạnh bỗng bỏ Phật giáo Bắc tông để chuyển qua Phật giáo Nam Tông (Theraveda, tức Phật giáo Nguyên thủy). Vì thay đổi tông phái, dĩ nhiên chú không còn theo học Phật học viện Phổ Đà nữa.

Chúng tôi đến Chùa Tam Bảo vào giấc trưa, nhằm lúc chư tăng ở đây đang thọ trai. Chúng tôi đứng ngoài nhìn vào, thấy một bàn đầy các món thịt cá thì giật mình. Dù đã biết trước chuyện chay mặn chẳng quan trọng hay ảnh hưởng gì đến vấn đề giải thoát giác ngộ, chúng tôi cũng chưa dễ chấp nhận được chuyện thịt cá bày ra trong cửa chùa. Chú Tâm Hạnh được thông báo có khách, ra gặp chúng tôi thì mừng rỡ, nhưng cũng nói ngay cho chúng tôi khỏi bỡ ngỡ, thắc mắc:

“Truyền thống Nam tông họ ăn chay khác với ăn chay của mình. Chữ trai, tức là chay, được hiểu là ăn một ngày một bữa vào giờ ngọ và thí chủ dâng cúng thứ gì thì hoan hỷ ăn thứ nấy, không phân biệt. Ăn chay như thế khác với ăn chay theo nghĩa chỉ ăn thực vật như bên Bắc tông mình. Tôi theo họ nhưng cũng chưa quen chuyện cá thịt, vẫn phải ăn chay như xưa.”
 

Biết chúng tôi sắp đi Huế, chú Tâm Hạnh cũng muốn đi. Chú vào thu xếp hành lý, bỏ vào cái đãy nhỏ, theo chúng tôi đi ngay. Ra Huế, chúng tôi được chú Tâm Hạnh đưa đến chùa Thiền Lâm trước. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Nam Tông, được cất trên núi. Vị Thượng tọa viện trưởng ở đây cũng là một vị thầy từ Bắc tông đổi qua. Thượng tọa cũng quen dùng chay theo Bắc tông nên dù đã chuyển qua Nam tông từ lâu, vẫn cứ dùng thực vật chứ không dùng được cá thịt. 

Lúc chúng tôi đến chùa, Thượng tọa đi vắng chưa về. Dạo cảnh một lúc, chúng tôi được báo cho biết là Thượng tọa đang trên đường hướng về chùa. Thượng tọa có định lực và đức độ rất cao, khi vừa trông thấy ngài từ ngoài bước vào cổng, tự dưng chúng tôi quỳ lạy ngài ngay trên nền đất ở ngoài sân.
Phật pháp ứng dụng phương trời cao rộng

Chúng tôi ở lại đây một đêm. Thượng tọa tế nhị, biết chúng tôi bên Bắc tông ăn chay và có ăn bữa chiều nên cho người xuống núi nhờ một gia đình thí chủ thân tín nấu cháo chay đem lên cho chúng tôi.

Sáng hôm sau, chú Tâm Hạnh đưa chúng tôi đến chùa Linh Mụ và một số chùa nổi tiếng khác như Tường Vân, Kim Tiên, Từ Hiếu, Từ Đàm, Linh Quang v.v... Đến chùa Linh Mụ, chúng tôi tình cờ gặp thầy Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) từ Sài Gòn mới ra. Trước đây, thầy Trí Siêu tu ở chùa này. Chú Tâm Hạnh cho tôi biết thầy ấy là một trong những du học sinh xuất sắc nhất tại Mỹ; thầy ấy đã lấy ba bằng tiến sĩ Y khoa, Nhân chủng học và Triết học. Thầy Trí Siêu mới về nước năm ngoái. Dùng cơm trưa tại chùa Linh Mụ, chúng tôi nghe kể về sinh hoạt học đường tại Mỹ. 


Nghe chuyện du học tôi thấy thích thú, nhưng cái tâm ý quê mùa bảo thủ của tôi lại cảm thấy sợ hãi đời sống Mỹ. Tôi tự nghĩ, nếu được một phép du học, chắc tôi sẽ chọn một nước Á châu nào đó chứ không chọn Mỹ hoặc các nước Âu châu. Dù sao, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong bữa ăn cũng mở rộng tầm nhìn của tôi. Nhớ hồi chưa xuất gia, tôi đã từng chán ghét chuyện học. Nỗi chán ghét ấy bây giờ không còn nữa thì phải. Có lẽ tôi đã trưởng thành và đã trở thành một người “hiếu học”! Ồ, du học! Hai chữ ấy nghe thật lôi cuốn.

Trước khi rời Huế, chúng tôi đến thăm viếng Thành nội nhưng người ta bảo là mất an ninh, cấm vào. Lại là hậu quả của chiến tranh. Đành ở chơi phía ngoài Phu Văn Lâu rồi ra bến xe, trở về.

Chúng tôi không về thẳng Đà Nẵng mà xuống xe tại Lăng Cô, gần đèo Hải Vân. Nơi đây có tịnh thất Huyền Không của sư Viên Minh và sư Giới Đức, hai vị sư trẻ và lỗi lạc của Phật giáo Nam tông. Huyền Không là tên gọi chung vài cái cốc nhỏ được cất trên một ngọn núi ở Lăng Cô. Mỗi sư có một cốc riêng. Ngoài ra còn có một thư viện nhỏ, nhiều sách. Cốc đều được cất bằng gỗ, đánh vẹt-ni bóng loáng. Mái lợp bằng lá dừa, rất đẹp và mát. Cốc có bốn vách vuông vức, với một cửa chính và hai cửa sổ lớn mở ra hai bên, khoảng khoát. Hai mái lợp đứng, kiểu tháp, như của Thái- Miên. Cửa chính của thư viện mở ra phía biển ở xa xa. Tôi thầm nghĩ: “Ẩn tu nơi một cảnh trí hữu tình thơ mộng như vầy thì còn gì sung sướng bằng...

Tuy nhiên, có phải chăng, khi người tu say đắm cảnh đẹp thiên nhiên thì cũng có thể say đắm vào sắc dục hay bất cứ vẻ quyến rũ nào khác của cuộc đời? Vì thực ra, điều cốt yếu của giải thoát là dẹp bỏ sự say đắm chứ đâu phải dẹp bỏ hay xa lìa những đối tượng, đối cảnh...”

Dù sao, tôi cũng không ngăn được sự rung động trước một cảnh trời mênh mông tuyệt đẹp như vầy. Bờ biển Lăng Cô đá lớn, đá nhỏ mọc lởm chởm. Sóng vỗ ì ầm đánh tung bọt trắng trên những tảng đá phủ rêu ấy. Thuyền chài dăm chiếc như đứng lặng ngoài khơi. Nơi đây còn hoang sơ thơ mộng hơn núi đồi Trại Thủy Nha Trang. Tôi đứng chết sững trên núi, nhìn về muôn dặm xa, nơi mà sóng biển trườn lên, níu lấy chân trời. Vẫn có cái gì khó hiểu, mơ hồ nhưng đầy hấp lực nơi khoảng trời xa ấy.
 

Khi chúng tôi vào học lại đâu được một tuần thì có Thượng tọa Đỗng Minh từ Nha Trang đi Huế và Đà Nẵng, ghé thăm Phật học viện. Thượng tọa là giám đốc xưởng vị trai Lá Bồ Đề, một cơ sở sản xuất khá qui mô của Tỉnh giáo hội Nha Trang. Thượng tọa cũng là giám học của Phật học viện Hải Đức, và trong Viện Hóa Đạo, Thượng tọa là Vụ trưởng Vụ Phật học viện. 

Đây là chuyến công du thăm viếng các Phật học viện trên toàn quốc để nghe ngóng tình hình sinh hoạt của các Phật học viện đồng thời thông báo các chương trình đặc biệt của Vụ Phật học viện nhằm nâng đỡ các học tăng xuất sắc. Dĩ nhiên đó là chuyện mà Thượng tọa Đỗng Minh bàn riêng với Thượng tọa giám viện và ban giám học, học tăng chúng tôi không sao biết được. Nhưng sau đó, tin tức cũng đến tai tôi, do thầy Giải Trọng, vị giám sự của Phật học viện kể lại. Tin ấy quả thực làm tôi phấn khởi vô cùng.

Với sự hỗ trợ của Giáo hội trung ương, Vụ Phật học viện tìm cách cho đi du học các tăng sĩ xuất sắc ở các địa phương, đặc biệt là các học tăng đang theo học tại các Phật học viện toàn quốc. Chuyện đi du học ở quốc gia nào thì chưa rõ, có lẽ còn tùy thuộc ở điều kiện tài chánh cũng như sự vận động ngoại giao của Giáo hội trung ương. Nhưng riêng Ấn Độ và Thái Lan thì đã rõ: Giáo hội có thể cho tăng sĩ thành niên hay vị thành niên đi du học tại hai nước này. Thầy Giải Trọng nói với tôi:

“Phật học viện mình sẽ giới thiệu vài học tăng, hay ít nhất cũng một học tăng. Chú nào được chọn thì chưa biết, nhưng chú Khang thì nghe Thượng tọa giám viện có thưa chuyện trước với Thượng tọa Đỗng Minh rồi. Chắc chắn là chú được chọn vì là tăng sinh xuất sắc nhất của viện. Chỉ cần trau dồi thêm tiếng Anh nữa là xong. Trình độ trung học cũng qua Ấn học được chứ không cần phải xong Tú tài hay bậc Đại học.”

Tôi vẫn thường có ước mơ được hành hương xứ Phật. Nhưng tôi không thể tưởng được rằng ước mơ ấy có thể đến với tôi dễ dàng và kề cận như vậy. Mặc dù chưa có tin chính thức nào trên văn bản, tôi vẫn thấy đó là điều có thể xảy ra, hầu như không còn là ước mơ nữa mà sắp trở thành hiện thực. Ừ nhỉ, mới hôm Tết gặp thầy Trí Siêu, không phải tôi đã nẩy sinh trong lòng ước muốn được du học đó sao! Sợ không thích hợp với Mỹ quốc thì du học Ấn Độ, cũng là du học thôi. Nhưng ở Ấn Độ còn thăm viếng các Phật tích, được sống lại với khung trời cũ một thời lưu dấu chân Phật.

Tuổi trẻ có nhiều ước mơ. Ước mơ này chồng lên ước mơ kia. Cái nào mạnh thì trùm lấn. Cái nào kề cận dễ thành thì nổi bật. Khi chuyện giáo hội nâng đỡ học tăng du học đến tai tôi, ước mơ xuất ngoại bỗng lớn nhanh như thổi. Nó chiếm khá nhiều thì giờ rảnh của tôi. Tôi tìm đọc thêm và đọc lại một số sách về lịch sử Ấn Độ cũng như các sách viết về những Phật tích. Có khi tôi nằm mơ thấy mình đang đứng bên cội cây bồ đề mà năm xưa đức Phật thành đạo.

Nhưng chỉ vài ngày sau, có tin Tổng thống ra lệnh tổng động viên các tu sĩ Phật giáo trong tuổi quân dịch nếu những vị này xuất gia chưa được năm năm. Lệnh ấy không ảnh hưởng gì đến cá nhân tôi cả, vì lúc ấy tôi chỉ mới mười sáu tuổi, chưa đến tuổi quân dịch, còn thời gian xuất gia thì tôi cũng chỉ còn vài tháng nữa là được năm năm rồi. Tuy nhiên, lệnh tổng động viên này đã làm chấn động, xôn xao trong giới tu sĩ trẻ Phật giáo. Viện tôi có khoảng mười chú dính vào lệnh tổng động viên này. Tin đồn rằng có thể chính phủ sẽ động viên những tu sĩ trong tuổi quân dịch chứ không loại trừ những người xuất gia trên năm năm. 


Tôi biết có nhiều chú xuất gia từ nhỏ, nhưng ở chùa không hề làm cho một tờ giấy gì để chứng minh ngày tháng xuất gia của họ. Nhất là ở các chùa tư (học tăng chúng tôi thường gọi như vậy để phân biệt với Phật học viện) và các chùa ở thôn quê, xuất gia thì xuất gia, chẳng ai nghĩ đến chuyện làm giấy tờ gì. Bây giờ gặp chuyện mới giật mình. Nhiều chú lo viết thư về chùa gốc của mình để xin thầy bổn sư tìm cách chứng minh. Không khí trong viện thật căng thẳng. Tôi nhìn các chú trong tuổi quân dịch mà thấy ngậm ngùi, thương cảm. Tôi không thể tưởng tượng được những chú tiểu quanh năm suốt tháng, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay giữ giới lại có thể cầm súng ra trận để bắn vào đối phương. Những chú tiểu ấy, đến con kiến cũng không dám giết. Lỡ có bị kiến cắn nhè nhẹ tay mà gỡ nó ra, thả cho nó bò đi chỗ khác. Bước chân đi cũng sợ chết oan những loài sâu bọ dưới đất, cứ phải đọc bài chú nguyện để cầu nguyện sẵn cho loài nào vô tình bị chết dưới những bước chân của mình. 

Tâm tư hạnh nguyện như vậy đó, bây giờ phải ra cầm súng bắn giết, có phải là điều trớ trêu lắm không? Chú Đồng Nguyện, thư ký văn phòng của Phật học viện, đưa nhật báo cho chúng tôi xem. Báo chí đăng liên tục về lệnh tổng động viên ấy. Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lúc đó là Hòa thượng Thích Trí Thủ, đang vận động chính phủ bãi bỏ lệnh tổng động viên nhắm vào tu sĩ Phật giáo. Chưa biết kết quả thế nào. Báo chí còn ước chừng số tu sĩ Phật giáo cả nước nằm trong tuổi quân dịch (không kể là đã xuất gia được bao lâu) là mười ngàn người. Có chú buột miệng nói:

“Một đạo quân lớn! Đạo quân hòa bình! Cứ xếp hàng ra đứng ở giữa hai phe đang bắn giết nhau, kêu gọi họ ngưng bắn, vậy là có hòa bình rồi nhỉ!”

Các chú cùng cười. Có chú chêm vào thêm:

“Không, mười ngàn người thì mình chia ra làm hai: năm ngàn người cầm mõ, năm ngàn người cầm chuông, ra trận cứ gõ lên mà tụng vang bài chú Đại Bi là Việt cộng cũng chạy trốn hết!”
Đến nước này mà còn giỡn như vậy thì chỉ còn biết cười ra nước mắt. Nhưng thực tế có thể là vậy. Vũ khí của người tăng sĩ Phật giáo chỉ có lòng thương rộng lớn (đại bi) mà thôi. Mọi hành xử của họ đối với con người, đối với cuộc đời, đều do sự tác động của lòng thương. Và nếu trực diện với hận thù, tàn ác, những con người này chỉ biết lấy lòng thương để đáp lại chứ chẳng có tâm địa nào khác hơn.

Tình hình chiến sự trong nước càng lúc càng sôi bỏng. Chúng tôi, dù muốn dù không, cũng phải nghe biết. Mỗi ngày chúng tôi vẫn cắp sách đến trường, nhưng tinh thần học coi mòi đã xuống dốc. Không khí lớp học cũng rời rã. Giáo sư vào lớp chỉ nói chuyện chính trị. Thầy Viêm chủ nhiệm lớp tôi đã có lệnh gọi đi tác chiến. Không biết thầy ấy ra đi có mang theo hình ảnh “Mơ hòa bình ” của đặc san lớp học không. Rồi nghe rằng có lệnh rút quân của Tổng thống. Nghe rằng Buôn Mê Thuột đã bị mất. Nghe rằng các tỉnh cao nguyên nối tiếp nhau, rơi vào tay Việt cộng. 


Đến nước đó thì các giáo sư hết mở lời, vào lớp chỉ ngồi thừ ra, im lặng, ngó mông lung ngoài cửa sổ, hút thuốc tự nhiên trước mặt học sinh, thỉnh thoảng lại ngáp dài. Học sinh uể oải theo. Thầy Châu giám học vào lớp cho biết toàn trường phải lo thi đệ nhị lục cá nguyệt sớm hơn một tháng. Tình hình căng quá, học và thi cũng phải rút ngắn lại. Thầy giám học làm xong nhiệm vụ thông báo mà vẫn không muốn rời khỏi lớp tôi. Trong lớp học có nhiều tu sĩ, nhiều chú tiểu ngây thơ như lớp tôi, có lẽ thầy muốn nấn ná tâm sự hay giải bày gì đó. Nhưng rồi thầy cũng phải bước ra. Nhìn chúng tôi lần cuối, nhún vai, rồi đi thẳng... Có cái gì đó sắp xảy ra rồi.

Ở viện, Thượng tọa giám viện và ban giám đốc thường cùng nghe đài VOA, BBC và đài phát thanh Sài Gòn vào mỗi sáng sớm và chiều tối. Báo chí đến Hội An thường chậm trễ và hiếm. Chỉ có ra-đi -ô là có thể mang lại tin tức nhanh chóng nhất cho Phật học viện chúng tôi mà thôi. Mỗi ngày tin tức càng nóng bỏng, sôi sục hơn. Các thầy ngồi nghe không biết đã nghe được gì, chỉ thấy thầy thì lắc đầu, thầy thì thở dài. Không khí tu học ở viện cũng bị ảnh hưởng tin tức thời sự không ít. Thượng tọa giám viện có vẻ buồn, thường trầm ngâm, giảng không hứng thú nữa. Các giờ học khác đều được cho nghỉ sớm. Có giờ được nghỉ hẳn.

Nhưng chưa có lệnh nghỉ thì học tăng chúng tôi như thường lệ, vẫn cứ xếp hàng dọc xuống trường Bồ Đề mỗi chiều (năm ngoái là buổi sáng, năm nay đổi lại). Con đường từ viện ra đến đường nhựa gần hai cây số đường đất, vẫn êm đềm lặng lẽ chạy vòng qua những rặng tre và đồng ruộng xanh ngát dưới cơn nắng cuối xuân. Có những con chim nhảy nhót trên bụi dâm bụt nhà ai. Dăm con cò trắng chậm rãi bước trên khoảng ruộng ngập nước. Bầu trời không mây xanh ngắt một màu. Chúng tôi bước đi một đoàn người, mà nghe không khí tịch mịch, im vắng kỳ lạ. Nhưng vừa đến khoảng đầu đường, chỗ quán bánh mì bà Đạo, chúng tôi bỗng nghe tiếng ồn ào huyên náo dễ sợ như vỡ ra ở phía trước.

Chúng tôi tiếp tục bước đến chỗ giáp với đường nhựa thì không thể bước qua đường được nữa. Đoàn tăng sinh tự động tan hàng một cách bỡ ngỡ, bàng hoàng vì cảnh tượng xảy ra trước mắt: một dòng nườm nượp xe cộ và người.

Xe cộ ùn ùn chạy qua, còi xe bấm inh ỏi, tiếng người la hét, gào thét vang rần. Nhiều người tay ẵm tay dắt mấy đứa con, vừa chạy vừa khóc. Xe lớn, xe nhỏ, xe gắn máy, xe đạp, xích lô, xe bò... và cả những người chạy bộ, đều rần rần hướng về phía Đà Nẵng. Những khuôn mặt cuống quít chạy qua đều hớt hơ hớt hãi, xanh lét xanh lè, trông thật thảm hại. Tưởng chừng chưa có niềm khiếp sợ nào to lớn hơn. 


Chú Tường dạn dĩ chận người quen lại hỏi thăm chuyện gì mà mọi người bỏ chạy hoảng loạn như vậy. Có người chỉ kịp lắc đầu rồi tiếp tục chạy, có người chẳng nói một tiếng. Cuối cùng mới có người trả lời gọn một câu: “Việt cộng đánh chiếm Quảng Ngãi hồi trưa nay.” Té ra là vậy. Tin đồn lan đi rất nhanh ở thị xã Hội An từ những đồng bào ở Quảng Ngãi chạy trốn Việt cộng theo ngả biển vào cửa Đại (cửa biển của Hội An) . Chẳng biết đài phát thanh đã thông báo tin ấy chưa mà đồng bào Hội An đã tuôn chạy như vầy rồi.

Nhiều chú nghe chuyện đã muốn quay về nhưng chú chúng trưởng bảo cứ đi thẳng xuống trường Bồ Đề coi có được phép nghỉ học chưa. Vậy là theo kỷ luật tập thể, chúng tôi cứ ngược dòng thác người đó mà đi. Đúng là một dòng thác người, cuồn cuộn chảy tới, không có khe hở, không có ngừng nghỉ. 


Ở bến xe Hội An -Đà Nẵng, cứ mỗi chiếc xe đò từ Đà Nẵng vừa cập bến, người ở trên chưa kịp bước xuống thì người ở dưới đã nhảy phóc lên, giành giật chỗ ngồi, la hét ỏm tỏi. Nhưng người từ Đà Nẵng về thì chỉ lác đác. Có lẽ họ có việc phải về Hội An để thu xếp chi đó. Có xe từ Đà Nẵng về chỉ là xe không. Hành khách đứng ngồi chật cứng ở bến xe. Xe chưa đậu hẳn là đã hết chỗ ngồi. Nhiều người nhảy đại lên mui, tự xếp hành lý và chỗ ngồi cho mình và gia đình. 

Học tăng chúng tôi hơn bốn chục người bây giờ nhìn lại chẳng thấy ai. Tản mác ở đâu hết rồi. Chúng tôi lạc nhau, chúng tôi tan loãng vào giữa dòng người. Quanh tôi chỉ còn Sáng và Hưng. Có lẽ vì chúng tôi bước chậm. Chúng tôi lần mò đi được một đoạn thì lại lạc mất chú Hưng. Chỉ còn tôi và Sáng. Giữa dòng người ùn ùn kéo chạy, chúng tôi bỗng thấy lạc lõng, bơ vơ. Người ta dắt díu nhau bỏ chạy, nào cha nào mẹ, nào anh chị em khắng khít đùm bọc nhau. 

Chúng tôi thì lững thững bước. Không người thân bên cạnh. Các chú khác đã quay về Phật học viện hoặc tụ lại với nhau ở một địa điểm nào rồi. Tôi nhìn Sáng, tự dưng thấy tội nghiệp và thương chú quá. Dù sao thì Sáng cũng nhỏ hơn tôi hai tuổi. Lần đầu tiên, tôi nắm lấy tay chú dắt đi như dắt một đứa em nhỏ. Tôi muốn an ủi và tỏ chút tình huynh đệ với chú trong lúc chạy loạn này. 

Tưởng là mình lớn hơn bảo bọc chú, trấn an chú, nào ngờ khi đi ngang một cây xăng nhỏ bỗng nghe nổ một tiếng “ầm,” lửa phực cháy, chú Sáng vụt khỏi tay tôi, bỏ chạy, lanh như con mèo. Tôi chỉ vừa quay đầu ngó vào cây xăng, rồi ngoảnh lại đã thấy chú đứng cách xa mình cả hai chục thước. Thấy không có gì xảy ra, chú mới dừng lại để chờ tôi. Người chủ cây xăng đã dập lửa kịp thời. Khi tôi bước theo kịp, chú Sáng nói một câu chữa thẹn: “Tưởng đâu có bom đạn gì nổ chứ!”

Chú ấy có vẻ xấu hổ khi bỏ tôi mà chạy vì một chuyện không đáng gì. Nhưng tôi chẳng chấp trách gì chuyện đó. Tôi chỉ tự hỏi, nếu cây xăng nổ tung, có phải là một người chậm chạp, khờ khạo và khư khư giữ lấy oai nghi tế hạnh như tôi sẽ không thể nào tránh khỏi tai nạn lớn chăng? Đây là do sự định tâm lâu ngày mà tôi bình tĩnh trước hoàn cảnh hay chỉ vì bản năng tự vệ và phản ứng cơ thể của tôi bị chậm lụt, trì trệ?

Đi thêm một khúc đường, chúng tôi gặp các chú đi trước quay ngược trở lại. Các chú kéo chúng tôi cùng về viện. Họ nói:

“Trường Bồ Đề cũng đã đóng cửa. Không có ai ở đó cả. Ông cai trường cũng kéo gia đình chạy đi rồi!”

Lối về ngang qua đồng ruộng và rặng tre xanh, nhưng lòng tôi đã nặng trĩu. Mấy con chim từ bờ dậu nhà ai hoảng hốt bay về phía mộ địa. Đàn cò trắng cũng đã bay đi đâu mất dạng phương nào rồi.

Vào bữa cơm chiều hôm ấy. Thượng tọa giám viện tuyên bố giải tán Phật học viện. Ai nấy nghẹn ngào nuốt cơm không vô nữa. Học tăng chúng tôi biết chuyện học, chuyện tu của mình rồi sẽ bị chướng ngại, gián đoạn, bao mộng ước lớn nhỏ đều tan vỡ, và chúng tôi chỉ còn chung sống với nhau một đêm cuối cùng này nữa thôi.


Xem thêm:
Đọc thêm..
“Tịnh-hạnh thành ra đạo-nghi, trong sạch trọn nên giới phẩm. Chí-khí cao như các vòm sao trên bầu trời, uy-nghiêm như gió như mây. Trong tâm ôm -ấp đức -tính con sư -tử, ngoài tướng biểu-hiện cái uy của tượng-vương. Cõi Người cõi Trời khen ngợi vâng theo và các bộ Long-thần đều khâm -phục.”

Mượn lời Tổ đức nêu cao đức tướng uy nghi của bậc xuất thế để nghĩ về một vị Trưởng lão Ni tài đức song toàn, bậc Long Tượng của Ni giới Việt Nam một thời vang bóng. Người đến và đi rực sáng như ngôi sao Bắc Đẩu trên bầu trời nhân thế và tinh khiết như loài sen tỏa ngát hương lành trong khu vườn đạo pháp mênh mông.


Phật pháp ứng dụng tinh khiết như hoa sen

“Tinh khiết như hoa sen 

Rạng ngời như Bắc đẩu 
Xin quay về nương náu 
Bậc thầy của Nhân Thiên”
 

Tôn dung khả kính, đạo hạnh uy nghiêm, mỗi lời nói mỗi bước đi khiến đại chúng cúi đầu quy phục, mỗi tâm nguyện mỗi việc làm đều thể hiện chân tướng bậc đại trượng phu uy dũng. Đó là hình ảnh cố Sư trưởng thượng Như hạ Thanh, Viện chủ Tổ đình Huê Lâm, vị lãnh đạo tối cao của Ni bộ Bắc Tông một thời; vị thầy đức hạnh, mẫu mực của Ni giới; là Giáo Thọ sư mà Ni chúng khắp nơi tâm nguyện nương về tu học; là vị Tuyên Luật sư mà bao thế hệ chư Ni mong nhờ ân đức của Người được lãnh thọ giới pháp.

Sư trưởng vốn xuất thân con nhà quan lại, gia phong nề nếp tại làng Tăng Nhơn Phú huyện Thủ Đức - nay là quận 9, TP. HCM. Ngoài hai mươi tuổi, Người quyết chí từ bỏ gia đình, tìm thầy xuất gia, tham cầu học đạo từ Sài Gòn xuôi xuống miền Tây, ra tận Huế rồi trở vào Bình Định dừng chân tại chùa Thập Tháp, cầu học những bộ kinh đại thừa thâm diệu với những vị Đại đức danh sư lúc bấy giờ. Sau đó Người tiếp tục ra Bắc cầu thọ Đại giới và tham học các bộ luật căn bản, luật Tứ phần Tỳ Kheo Ni và nghiên cứu Luật Tạng. Là người thông minh mẫn tiệp, Sư trưởng tiếp thu nghĩa lý kinh luật sâu xa rất tường tận nhanh chóng, chư Tôn đức giáo thọ đương thời khi trùng tuyên giáo điển cho Người đều hết lời khen ngợi tán thán.

Sau thời gian du phương cầu học viên mãn, năm 1942… Người trở về Nam bắt đầu công việc hoằng pháp lợi sanh. Trước tiên là mở lớp dạy Luật tại chùa Hội Sơn (Thủ Đức) trong 3 tháng, chư Ni từ Nha Trang, Mỹ Thọ cũng đến tham học. 


“Mùa an cư năm ấy, Sư cụ Diệu Tấn, chư Ni theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội về mọi phương diện qua các thời đại, trong khuôn khổ giới luật, kỷ cương theo lời Phật dạy.”
 
Năm 1945, Sư trưởng nhận lời ông bà Tri huyện Nguyễn Kỳ Sắc về trụ trì chùa Huê Lâm Quận 11 và bắt đầu công việc kiến thiết tu sửa biến nơi đây thành một chốn Già Lam tôn nghiêm thanh tịnh. Hai năm sau, Phật Học Viện Huê Lâm ra đời, chư Ni các nơi về theo học rất đông. Lớp học chúng đầu tiên ngày ấy sau này đều là bậc Ni trưởng đạo cao đức trọng, là bậc mô phạm để hàng Ni chúng và phật tử cùng nương về tu tập học đạo. Tiếp đến Người lập thêm những ngôi Tự Viện từ Sài Gòn đến khu Đại Tòng Lâm và thành phố Vũng Tàu để chúng Ni sau khi tốt nghiệp Học Viện về đây cùng làm phật sự, tiếp nối sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh, báo ân Tổ đức.

Ngoài việc thành lập Ni trường nuôi dạy học chúng, Sư trưởng cũng mở ra các trường Trung Tiểu học Kiều Đàm miễn phí cho con em các gia đình nghèo đến học, lập Ký Nhi Viện, phòng thuốc nam cùng các cơ sở tự túc và từ thiện xã hội… Tất cả các cơ sở đó chỉ với mục đích giúp đỡ xoa dịu những mất mát đau thương thời chiến sự và nuôi dưỡng ý chí tự lập cho học chúng môn đồ. “Người nâng đỡ, dìu dắt chư Ni theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội về mọi phương diện qua các thời đại, trong khuôn khổ giới luật, kỷ cương theo lời Phật dạy.”


 Với tài năng lãnh đạo và chí khí hơn người, năm 1956, Giáo hội Tăng Già Nam Việt được thành lập, Sư trưởng bày tỏ ý nguyện thống nhất Ni bộ và được chư Tôn Đức trong Giáo hội ủng hộ. Thế là Người đích thân đi đến các chùa Ni từ miền Đông qua miền Tây Nam bộ để vận động chư Ni cùng đoàn kết thống nhất và nâng đỡ khuyến khích những vị hữu tài thực đức, nhiệt tâm vì đạo cùng đứng ra lãnh đạo vì sự phát triển chung của Ni giới. 

Không bao lâu, Ban quản trị Ni bộ ra đời có nội quy riêng, tổ chức hành chánh riêng, trụ sở đặt tại chùa Huê Lâm. Được sự tín nhiệm và ủng hộ của Giáo hội và đại chúng, Người được suy tôn là Sư trưởng lãnh đạo Ni bộ Bắc Tông. Năm đó Sư trưởng mới 46 tuổi. “Bằng cả trí tuệ, tài năng và sự quyết tâm làm rạng rỡ Ni giới, Người đã tìm được một vị trí xứng đáng, vững chắc cho Ni chúng trong hàng ngũ Giáo hội Phật giáo Việt Nam”

Xây chùa lập Tự Viện, mở Ni trường thâu học chúng các nơi về tu tập khai thông trí tuệ. Sư trưởng còn là Giáo thọ sư, Giảng sư Ni nổi tiếng về tư tưởng Đại Thừa Liễu Nghĩa, là bậc Hạnh Giải kiêm ưu, hành trì Giới luật rất nghiêm mật. Người đem hết tinh hoa Đạo pháp tham học nghiên cứu bao năm truyền trao lại cho đại chúng. Không chỉ chư Ni trẻ mà các vị Lão Ni có danh tiếng trong sự nghiệp hoằng pháp từ miền Trung đến miền Nam đều có tham học và thọ giáo Sư trưởng.


Dù rất bận rộn với các công việc của Ni bộ, của Ni trường, việc trong việc ngoài, việc đạo việc đời… nhưng khi đêm xuống, trong thư phòng tĩnh lặng, cảnh vật xung quanh lắng đọng thanh tịnh cũng là lúc Sư trưởng bắt đầu công việc trước tác dịch thuật của một Học giả yêu thích văn chương thi phú. Cho đến ngày Người về Phật (26-01 năm Kỷ Mão/1999) chúng đệ tử tại Tổ đình đã sưu tầm những tác phẩm còn lưu lại của Người gồm 3 phần “Trước tác biên soạn, dịch thuật và thi phẩm” khoảng trên dưới 30 đầu sách, đa phần là bản đánh máy, được Người trước tác và phiên dịch ròng rã trong 60 năm.

Sơ lược về hành trạng của Sư trưởng, chúng ta hiểu được đôi nét khái quát về một bậc trưởng lão Ni có chí khí tài năng vượt bực. Với tài năng chí khí ấy, Người tạo dựng sự nghiệp hoằng pháp vì lợi ích chúng sanh nhưng trên hết vì sự phát triển của Ni giới. Vượt qua mọi rào cản ràng buộc cùng những định kiến phân biệt của thời đại phong kiến, Người mạnh dạn cất lên tiếng nói đầy uy lực và nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng Ni giới trở thành một tập thể đoàn kết, một tổ chức hợp nhất có quy tắc chuẩn mực riêng trong ngôi nhà chung của Đạo pháp.

Gần hai thập niên… hình bóng tôn dung bậc đại Ni trưởng Lão đã không còn hiện hữu nhưng hạnh nguyện lợi tha, công đức tu tập một đời của Người vẫn ghi đậm dấu ấn qua mỗi hành trình dấn thân của Ni giới ngày nay. Là bậc lãnh đạo tối cao trong Ni bộ, có tầm ảnh hưởng sâu rộng với mọi giới mọi miền, nhưng trong nếp sống hằng ngày, Người vẫn giữ sự khiêm cung bình dị và rất nghiêm túc hành trì giới luật trong mọi lúc mọi nơi. Chính sự nghiêm trì giữ giới mà phong thái của Người luôn toát lên vẻ uy vũ mà đức độ, nghiêm khắc mà lại bao dung hòa nhã. Và cũng chính sự nghiêm trì giới luật mà trải qua các kỳ Đại giới đàn từ tổ chức tại Sài Gòn và các tỉnh thành từ năm 1946 đến 1989, Sư trưởng luôn được chư Tôn đức, Hội đồng Ni bộ cung thỉnh Người làm Hòa thượng Đàn đầu truyền trao giới pháp cho giới tử Ni.

Giới luật tạo nên đạo phong cốt cách, là lẽ sống thanh cao, là uy lực tối thượng của người xuất gia đầu tròn áo vuông sống đời tịnh hạnh. Là người lãnh đạo Ni bộ nên Sư trưởng rất quan tâm đến việc oai nghi tế hạnh của đại chúng. Từng cử chỉ lời nói đi đứng nằm ngồi của Người luôn thể hiện khuôn vàng thước ngọc để Ni chúng noi theo. Chư Ni trẻ ngày ấy nghe danh Sư trưởng đều rất e ngại lo sợ khi được thầy tổ gởi về Huê Lâm tu học. Thế nhưng khi được gần gũi kề cận bên Người, ai cũng nhìn thấy sự nghiêm khắc ấy toát lên cả tấm lòng từ ái khoan dung độ lượng. Người luôn quan tâm đến mọi người, nhất là người già bệnh tật, những người kém may mắn trong xã hội. Khi tiếp cận với bất cứ ai, Người đều đối xử bình đẳng, không phân biệt nghèo hèn hay giàu sang địa vị. Còn với đại chúng… Người đều xem như đệ tử dạy bảo tận tình khuyến tấn tu học, không phân biệt vùng miền, là đệ tử của ai.

Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi… bến sông xưa dù đã thay dòng nhưng mạch nguồn vẫn tuôn chảy qua muôn ngõ ngách của cuộc thế. Trên nền móng cũ vững vàng, Phân ban Đặc trách Ni giới Việt Nam được thành lập, một lớp Ni trẻ có tài năng, có học hạnh đang từng bước mở ra một chân trời mới để Ni giới Việt Nam phát triển và hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Và rồi đây một lớp Hoằng Luật Ni nội trú đầu tiên cũng sẽ được khai giảng trong niềm vui và kỳ vọng của bao người.

Tất cả những thành quả mà Ni giới Việt Nam có được ngày nay đều thừa hưởng từ kho tàng trí huệ, từ năng lực xuất trần của tiền nhân để lại. Dấu ấn thời gian càng tô đậm thêm khí chất của bực Ni lưu và những người con gái Đức Như Lai dù đến dù đi vẫn lan tỏa cho đời mùi hương sen diệu mầu thanh khiết.


Xem thêm:

Tinh khiết như hoa sen

“Tịnh-hạnh thành ra đạo-nghi, trong sạch trọn nên giới phẩm. Chí-khí cao như các vòm sao trên bầu trời, uy-nghiêm như gió như mây. Trong tâm ôm -ấp đức -tính con sư -tử, ngoài tướng biểu-hiện cái uy của tượng-vương. Cõi Người cõi Trời khen ngợi vâng theo và các bộ Long-thần đều khâm -phục.”

Mượn lời Tổ đức nêu cao đức tướng uy nghi của bậc xuất thế để nghĩ về một vị Trưởng lão Ni tài đức song toàn, bậc Long Tượng của Ni giới Việt Nam một thời vang bóng. Người đến và đi rực sáng như ngôi sao Bắc Đẩu trên bầu trời nhân thế và tinh khiết như loài sen tỏa ngát hương lành trong khu vườn đạo pháp mênh mông.


Phật pháp ứng dụng tinh khiết như hoa sen

“Tinh khiết như hoa sen 

Rạng ngời như Bắc đẩu 
Xin quay về nương náu 
Bậc thầy của Nhân Thiên”
 

Tôn dung khả kính, đạo hạnh uy nghiêm, mỗi lời nói mỗi bước đi khiến đại chúng cúi đầu quy phục, mỗi tâm nguyện mỗi việc làm đều thể hiện chân tướng bậc đại trượng phu uy dũng. Đó là hình ảnh cố Sư trưởng thượng Như hạ Thanh, Viện chủ Tổ đình Huê Lâm, vị lãnh đạo tối cao của Ni bộ Bắc Tông một thời; vị thầy đức hạnh, mẫu mực của Ni giới; là Giáo Thọ sư mà Ni chúng khắp nơi tâm nguyện nương về tu học; là vị Tuyên Luật sư mà bao thế hệ chư Ni mong nhờ ân đức của Người được lãnh thọ giới pháp.

Sư trưởng vốn xuất thân con nhà quan lại, gia phong nề nếp tại làng Tăng Nhơn Phú huyện Thủ Đức - nay là quận 9, TP. HCM. Ngoài hai mươi tuổi, Người quyết chí từ bỏ gia đình, tìm thầy xuất gia, tham cầu học đạo từ Sài Gòn xuôi xuống miền Tây, ra tận Huế rồi trở vào Bình Định dừng chân tại chùa Thập Tháp, cầu học những bộ kinh đại thừa thâm diệu với những vị Đại đức danh sư lúc bấy giờ. Sau đó Người tiếp tục ra Bắc cầu thọ Đại giới và tham học các bộ luật căn bản, luật Tứ phần Tỳ Kheo Ni và nghiên cứu Luật Tạng. Là người thông minh mẫn tiệp, Sư trưởng tiếp thu nghĩa lý kinh luật sâu xa rất tường tận nhanh chóng, chư Tôn đức giáo thọ đương thời khi trùng tuyên giáo điển cho Người đều hết lời khen ngợi tán thán.

Sau thời gian du phương cầu học viên mãn, năm 1942… Người trở về Nam bắt đầu công việc hoằng pháp lợi sanh. Trước tiên là mở lớp dạy Luật tại chùa Hội Sơn (Thủ Đức) trong 3 tháng, chư Ni từ Nha Trang, Mỹ Thọ cũng đến tham học. 


“Mùa an cư năm ấy, Sư cụ Diệu Tấn, chư Ni theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội về mọi phương diện qua các thời đại, trong khuôn khổ giới luật, kỷ cương theo lời Phật dạy.”
 
Năm 1945, Sư trưởng nhận lời ông bà Tri huyện Nguyễn Kỳ Sắc về trụ trì chùa Huê Lâm Quận 11 và bắt đầu công việc kiến thiết tu sửa biến nơi đây thành một chốn Già Lam tôn nghiêm thanh tịnh. Hai năm sau, Phật Học Viện Huê Lâm ra đời, chư Ni các nơi về theo học rất đông. Lớp học chúng đầu tiên ngày ấy sau này đều là bậc Ni trưởng đạo cao đức trọng, là bậc mô phạm để hàng Ni chúng và phật tử cùng nương về tu tập học đạo. Tiếp đến Người lập thêm những ngôi Tự Viện từ Sài Gòn đến khu Đại Tòng Lâm và thành phố Vũng Tàu để chúng Ni sau khi tốt nghiệp Học Viện về đây cùng làm phật sự, tiếp nối sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh, báo ân Tổ đức.

Ngoài việc thành lập Ni trường nuôi dạy học chúng, Sư trưởng cũng mở ra các trường Trung Tiểu học Kiều Đàm miễn phí cho con em các gia đình nghèo đến học, lập Ký Nhi Viện, phòng thuốc nam cùng các cơ sở tự túc và từ thiện xã hội… Tất cả các cơ sở đó chỉ với mục đích giúp đỡ xoa dịu những mất mát đau thương thời chiến sự và nuôi dưỡng ý chí tự lập cho học chúng môn đồ. “Người nâng đỡ, dìu dắt chư Ni theo kịp trào lưu tiến hóa của xã hội về mọi phương diện qua các thời đại, trong khuôn khổ giới luật, kỷ cương theo lời Phật dạy.”


 Với tài năng lãnh đạo và chí khí hơn người, năm 1956, Giáo hội Tăng Già Nam Việt được thành lập, Sư trưởng bày tỏ ý nguyện thống nhất Ni bộ và được chư Tôn Đức trong Giáo hội ủng hộ. Thế là Người đích thân đi đến các chùa Ni từ miền Đông qua miền Tây Nam bộ để vận động chư Ni cùng đoàn kết thống nhất và nâng đỡ khuyến khích những vị hữu tài thực đức, nhiệt tâm vì đạo cùng đứng ra lãnh đạo vì sự phát triển chung của Ni giới. 

Không bao lâu, Ban quản trị Ni bộ ra đời có nội quy riêng, tổ chức hành chánh riêng, trụ sở đặt tại chùa Huê Lâm. Được sự tín nhiệm và ủng hộ của Giáo hội và đại chúng, Người được suy tôn là Sư trưởng lãnh đạo Ni bộ Bắc Tông. Năm đó Sư trưởng mới 46 tuổi. “Bằng cả trí tuệ, tài năng và sự quyết tâm làm rạng rỡ Ni giới, Người đã tìm được một vị trí xứng đáng, vững chắc cho Ni chúng trong hàng ngũ Giáo hội Phật giáo Việt Nam”

Xây chùa lập Tự Viện, mở Ni trường thâu học chúng các nơi về tu tập khai thông trí tuệ. Sư trưởng còn là Giáo thọ sư, Giảng sư Ni nổi tiếng về tư tưởng Đại Thừa Liễu Nghĩa, là bậc Hạnh Giải kiêm ưu, hành trì Giới luật rất nghiêm mật. Người đem hết tinh hoa Đạo pháp tham học nghiên cứu bao năm truyền trao lại cho đại chúng. Không chỉ chư Ni trẻ mà các vị Lão Ni có danh tiếng trong sự nghiệp hoằng pháp từ miền Trung đến miền Nam đều có tham học và thọ giáo Sư trưởng.


Dù rất bận rộn với các công việc của Ni bộ, của Ni trường, việc trong việc ngoài, việc đạo việc đời… nhưng khi đêm xuống, trong thư phòng tĩnh lặng, cảnh vật xung quanh lắng đọng thanh tịnh cũng là lúc Sư trưởng bắt đầu công việc trước tác dịch thuật của một Học giả yêu thích văn chương thi phú. Cho đến ngày Người về Phật (26-01 năm Kỷ Mão/1999) chúng đệ tử tại Tổ đình đã sưu tầm những tác phẩm còn lưu lại của Người gồm 3 phần “Trước tác biên soạn, dịch thuật và thi phẩm” khoảng trên dưới 30 đầu sách, đa phần là bản đánh máy, được Người trước tác và phiên dịch ròng rã trong 60 năm.

Sơ lược về hành trạng của Sư trưởng, chúng ta hiểu được đôi nét khái quát về một bậc trưởng lão Ni có chí khí tài năng vượt bực. Với tài năng chí khí ấy, Người tạo dựng sự nghiệp hoằng pháp vì lợi ích chúng sanh nhưng trên hết vì sự phát triển của Ni giới. Vượt qua mọi rào cản ràng buộc cùng những định kiến phân biệt của thời đại phong kiến, Người mạnh dạn cất lên tiếng nói đầy uy lực và nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng Ni giới trở thành một tập thể đoàn kết, một tổ chức hợp nhất có quy tắc chuẩn mực riêng trong ngôi nhà chung của Đạo pháp.

Gần hai thập niên… hình bóng tôn dung bậc đại Ni trưởng Lão đã không còn hiện hữu nhưng hạnh nguyện lợi tha, công đức tu tập một đời của Người vẫn ghi đậm dấu ấn qua mỗi hành trình dấn thân của Ni giới ngày nay. Là bậc lãnh đạo tối cao trong Ni bộ, có tầm ảnh hưởng sâu rộng với mọi giới mọi miền, nhưng trong nếp sống hằng ngày, Người vẫn giữ sự khiêm cung bình dị và rất nghiêm túc hành trì giới luật trong mọi lúc mọi nơi. Chính sự nghiêm trì giữ giới mà phong thái của Người luôn toát lên vẻ uy vũ mà đức độ, nghiêm khắc mà lại bao dung hòa nhã. Và cũng chính sự nghiêm trì giới luật mà trải qua các kỳ Đại giới đàn từ tổ chức tại Sài Gòn và các tỉnh thành từ năm 1946 đến 1989, Sư trưởng luôn được chư Tôn đức, Hội đồng Ni bộ cung thỉnh Người làm Hòa thượng Đàn đầu truyền trao giới pháp cho giới tử Ni.

Giới luật tạo nên đạo phong cốt cách, là lẽ sống thanh cao, là uy lực tối thượng của người xuất gia đầu tròn áo vuông sống đời tịnh hạnh. Là người lãnh đạo Ni bộ nên Sư trưởng rất quan tâm đến việc oai nghi tế hạnh của đại chúng. Từng cử chỉ lời nói đi đứng nằm ngồi của Người luôn thể hiện khuôn vàng thước ngọc để Ni chúng noi theo. Chư Ni trẻ ngày ấy nghe danh Sư trưởng đều rất e ngại lo sợ khi được thầy tổ gởi về Huê Lâm tu học. Thế nhưng khi được gần gũi kề cận bên Người, ai cũng nhìn thấy sự nghiêm khắc ấy toát lên cả tấm lòng từ ái khoan dung độ lượng. Người luôn quan tâm đến mọi người, nhất là người già bệnh tật, những người kém may mắn trong xã hội. Khi tiếp cận với bất cứ ai, Người đều đối xử bình đẳng, không phân biệt nghèo hèn hay giàu sang địa vị. Còn với đại chúng… Người đều xem như đệ tử dạy bảo tận tình khuyến tấn tu học, không phân biệt vùng miền, là đệ tử của ai.

Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi… bến sông xưa dù đã thay dòng nhưng mạch nguồn vẫn tuôn chảy qua muôn ngõ ngách của cuộc thế. Trên nền móng cũ vững vàng, Phân ban Đặc trách Ni giới Việt Nam được thành lập, một lớp Ni trẻ có tài năng, có học hạnh đang từng bước mở ra một chân trời mới để Ni giới Việt Nam phát triển và hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Và rồi đây một lớp Hoằng Luật Ni nội trú đầu tiên cũng sẽ được khai giảng trong niềm vui và kỳ vọng của bao người.

Tất cả những thành quả mà Ni giới Việt Nam có được ngày nay đều thừa hưởng từ kho tàng trí huệ, từ năng lực xuất trần của tiền nhân để lại. Dấu ấn thời gian càng tô đậm thêm khí chất của bực Ni lưu và những người con gái Đức Như Lai dù đến dù đi vẫn lan tỏa cho đời mùi hương sen diệu mầu thanh khiết.


Xem thêm:
Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng giấc mơ em nhỏ việt nam

Em đi học, để đến trường 
Em phải bơi qua sông
Tôi nhai cơm như muối xát trong lòng

Em đến trường
Áo quần sũng nước dâng mùa lũ
Gói tập vở trong bao nhựa để trên đầu, 

Giữ cho khô những con chữ
Em bơi qua mạng sống em, 
Để được học thêm một chữ
Rồi em sẽ bơi một đời nước ngược 
Để học thêm bao nhiêu nữa nỗi đau?

Dấu hỏi cong oằn lưng trời 

Dấu hỏi mắc xích kéo nhau
Dấu hỏi ngưng một chấm đen to, 
nơi tiền rừng bạc bể
Chảy vào những túi không đáy

Để có thêm những con gà đẻ trứng vàng 
Để thả rơi một đầu khốn khó xuống vực sâu 
Để với lên những bàn tay nhỏ
Dấu hỏi theo em cong giòng nước lũ

Tôi đi trên đường mùa xuân hoa cỏ 

Trên đường mùa hè nắng đổ
Trên đường mùa thu hiu gió
Trên bốn mùa giàu có những bình yên 

Nghe vỡ bờ
Con nước bên em tràn ngộp thở 
Trời trói vo
Đất quàng rọ

Lặng quá, tiếng những bàn tay với lên không… 
Nặng quá, một dấu hỏi đẫm nước.

Xem thêm:

Giấc mơ em nhỏ Việt Nam


Phật pháp ứng dụng giấc mơ em nhỏ việt nam

Em đi học, để đến trường 
Em phải bơi qua sông
Tôi nhai cơm như muối xát trong lòng

Em đến trường
Áo quần sũng nước dâng mùa lũ
Gói tập vở trong bao nhựa để trên đầu, 

Giữ cho khô những con chữ
Em bơi qua mạng sống em, 
Để được học thêm một chữ
Rồi em sẽ bơi một đời nước ngược 
Để học thêm bao nhiêu nữa nỗi đau?

Dấu hỏi cong oằn lưng trời 

Dấu hỏi mắc xích kéo nhau
Dấu hỏi ngưng một chấm đen to, 
nơi tiền rừng bạc bể
Chảy vào những túi không đáy

Để có thêm những con gà đẻ trứng vàng 
Để thả rơi một đầu khốn khó xuống vực sâu 
Để với lên những bàn tay nhỏ
Dấu hỏi theo em cong giòng nước lũ

Tôi đi trên đường mùa xuân hoa cỏ 

Trên đường mùa hè nắng đổ
Trên đường mùa thu hiu gió
Trên bốn mùa giàu có những bình yên 

Nghe vỡ bờ
Con nước bên em tràn ngộp thở 
Trời trói vo
Đất quàng rọ

Lặng quá, tiếng những bàn tay với lên không… 
Nặng quá, một dấu hỏi đẫm nước.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê. Bởi vì, theo truyền thuyết, và hình như có nhiều sách ghi lại, rằng Ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá pháp môn Thiền Tông, nhưng thấy chưa ai có thể hiểu được, nên lên một ngôi chùa trên núi để ngồi thiền, ngó vách đá trong chín năm; sách ghi rằng, có lúc Ngài ngủ gục, liền cắt mí mắt, rơi xuống thành cây trà. Sau này, các sư uống trà để tỉnh ngủ.

Truyền thuyết vậy thôi. Bởi vì, một nhà sư Ấn Độ sang Trung Hoa để khai sáng Thiền Tông, nói những lời trí tuệ bát ngát, sao lại có chuyện ngủ gục trong khi ngồi thiền. Phải chăng, Bồ Đề Đạt Ma muốn bày trò cho các nhà sư tập lấy quyết tâm chống buồn ngủ. Và rồi, cắt mi mắt cho mọc thành cây trà cũng là một màn biểu diễn thần thông… Thực tế, trà không dính gì với Thiền; nhưng có thể nhìn cách khác, Thiền sẽ dính tới tất cả, vì Thiền là sống trọn cái toàn thể, toàn dụng, là đi đứng nằm ngồi trong tỉnh thức.

Thời này là thời cà phê. Hồi chiều Chủ Nhật, trong khi chờ xem lễ trao Giải Oscars trên đài ABC, tôi bấm trúng một làn sóng tiếng Việt, lúc đó thấy đoạn cuối một bản tin ngắn về cà phê Thiền ở Hà Nội. Một tiệm đúng là cà phê Thiền, vì nhìn lên tường thấy có hình Đức Phật, trên bàn có vườn Thiền bằng cát thu nhỏ kiểu Nhật Bản. Tiệm thứ nhì hình như không thuần túy, vì ngó lên tường thấy có tranh Bát Tiên của Trung Hoa; có thể là liên hệ tới Lão giáo hay võ phái, nhưng không biết chắc, vì hình chiếu thoáng qua có mấy giây… Hiển nhiên, đây là một bước tiến lớn của xã hội. Trước giờ, chỉ nghe chuyện về các quán cà phê Thiền ở Sài Gòn, ở Đà Lạt… Khi thủ đô Hà Nội chuyển mình, cả nước rồi sẽ thay đổi.

Tôi nhớ về một Sài Gòn với cà phê: nhiều thập niên trước, làm gì có chuyện quán cà phê Thiền.

Cũng để ngưng một chút: lúc đó, tôi chợt thắc mắc về khả năng nhớ của mình. Bất chợt nhớ, hẳn là công năng của tiềm thức hay vô thức gì đó, không phải tự ý chủ động nhớ -- tiếng Anh gọi là “the latent tendencies.” Nhưng rồi tôi tự nhủ, phải quay lại xem đài ABC để khuya nay còn viết bản tin về Giải Oscars. Và rồi thắc mắc, nãy giờ, mình vừa dao động giữa vô thức và tỉnh giác nhiều lần, trên nguyên tắc là dao động giữa rất nhiều niệm, vì luận Abhi-dhamma nói rằng mỗi niệm sinh và diệt là gồm 7 niệm vi tế (hay 16 niệm vi tế? Chỗ này không nhớ chính xác). Tự nghĩ, như thế, vô thức có một chiều sâu nối kết ký ức mạnh như thế, mới biết rằng tu không dễ, vì vô thức thường khởi lên bất ngờ những ký ức tầm bậy, hay hình ảnh đau đớn (cũng là lý do, nhiều chiến binh Mỹ trở về từ Iraq và bị hình ảnh bom đạn chết chóc ám ảnh tới bệnh).

Để nói tiếp chuyện cà phê. Thỉnh thoảng, hồi nhỏ, tôi được ba dẫn ra tiệm cà phê ở góc Lê Văn Duyệt/Tô Hiến Thành ngồi uống cà phê, ăn sáng. Những lúc đó là rạng sáng, khoảng 5 hay 6 giờ sáng, và tôi sửa soạn đạp xe đạp lên sân Hoa Lư tập thể dục. Đó là hồi trung học đệ nhất cấp, cả lớp mỗi tuần phải tới sân Hoa Lư tập thể dục, thường là đá banh. Tôi nhớ ly cà phê thiệt ra không có vị gì như bây giờ, vì đó là cà phê vợt của tiệm hủ tiếu. Có vẻ như có mùi khen khét, theo tôi nhớ. Giờ đó lúc nào cũng có mấy bác xích lô ngồi gần, đổ ly cà phê ra dĩa cho nguội.

Cà phê là một phần đời của Sài Gòn, vì nhìn đâu cũng thấy cà phê. Từ quán cóc, tới quán nhạc; từ cà phê vợt, tới cà phê phin. Nhưng thời đó, làm gì có cà phê Thiền. Do vậy, bây giờ phải chăng đã chú trọng nhiều hơn, hay là cần hơn, một pháp an tâm?

Thực sự không rõ. Có lẽ, cần có một thống kê xã hội.
Cà phê với tôi đôi khi gắn liền với văn chương, chớ không gắn liền với Thiền. Thời trung học, khi học thi, là cần tới cà phê mới tỉnh. Có lẽ, lúc đó, uống kiểu đó, không tinh tế như các bạn trẻ bây giờ ngồi uống ở các quán cà phê Thiền. Vì uống kiểu như tôi thời nhỏ, làm gì có chuyện, thử ghi bằng thơ:

nâng lên trong tỉnh giác 

tay cầm tách nhẹ nhàng, 
khói bay như cánh hạc 
len vào kinh từng trang.

Rất nhiều nhà văn có kỷ niệm với cà phê. Có khi xao động, có khi trầm tư, có khi thực tiễn.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong truyện ngắn “Dốc Nhân Sinh” khởi đầu truyện bằng đoạn sau đây:

Phật pháp ứng dụng cà phê và thiền

“Sau khi có lệnh cấm ngặt các quán cà phê không được mở nhạc tiền chiến, nhạc disco, và một số chủ quán cà phê ở đường Trần Quang Khải bị đưa ra tòa, khu vực này chết lặng như một vùng mộ. Người qua đường nghe trở lại tiếng lách cách của những trái me chín khô va chạm vào nhau, và lại bồi hồi xúc động ngắm những giọt lá me

vàng bay nghiêng, bay nghiêng. Chị phu quét đường ngập ngừng không nỡ đưa nhanh nhát chổi. Lâu lâu gió trái chứng đổi hướng, lá me chao liệng rồi bay tạt vào quán vắng.”

Cà phê, cà phê... cũng có lúc xao động như thế.

Hay như nhà văn Võ Phiến trong tùy bút “Giọt Cà Phê” đã ghi nhận hình ảnh:
“...Hai chân len lén rút ra khỏi đôi giày da chật chội, đạp trên chiếc ghế con bỏ trống bên cạnh, hay gác lên bờ tường thấp, ngã người trên lưng ghế, ngước nhìn lên trời (bầu trời vắng vẻ cao vời vợi), từ từ đảo mắt quan sát xung quanh một cách biếng nhác (trong khoảng sân của quán cà-phê lộ thiên từng nhóm từng nhóm tự khép lại như những ốc đảo riêng biệt), trên bàn phin cốc đã sẵn, bình thủy nước sôi đã sẵn, ta ngồi chờ... Bấy giờ, cứ một giọt cà -phê rụng xuống là trăm nghìn câu chuyện cũ dâng lên trong ký ức, lan man bất tuyệt...

Cà-phê rụng xuống không vội vã, ồ không! Một giọt cà -phê biết tự trọng không bao giờ vội vã. Dù cho giữa khung cảnh sinh hoạt hấp tấp tơi bời của đô thị văn minh ngày nay, giọt cà-phê chân chính vẫn bình tĩnh thong thả tụ hình, đắn đo, đủng đỉnh lắc lư, suy tư, chán chê rồi bấy giờ mới chịu buông mình xuống tách. Về cái phong thái đĩnh đạc cẩn trọng, dám chắc những giọt cà-phê của thế hệ hôm nay không có gì để hổ thẹn với những giọt cà-phê tiền bối năm ba thế kỷ trước…”


Có một thói quen từ xa xưa, hễ tôi ngồi quán cà phê là tay phải cầm sách. Dĩ nhiên, xã hội bắt mình phải học, phải đọc liên tục. Bây giờ cũng quen rồi.

Tôi nghĩ rằng các quán cà phê Thiền ở Việt Nam nên để sẵn trên bàn những cuốn sách về Thiền -- đặc biệt là những cuốn sách viết rất cận nhân tình, thực dụng, có thể áp dụng tức khắc (và cả lâu dài).

Và phải chi, có một đại gia nào có lòng với Thiền, hãy mua các sách thiền cần thiết để tặng cho tất cả các tiệm cà phê Thiền tại Việt Nam.

Nếu hỏi tôi rằng, nên tặng sách nào cho các quán cà phê Thiền?
Nếu kể đầy đủ, hẳn là phải kể tên rất nhiều tác giả.

Nhưng nếu phải nói lên ý riêng (và ý riêng, không hẳn phù hợp với tất cả độc giả), tôi sẽ do dự. Ý tôi muốn nói rằng, đó là sách theo sở thích riêng. Thí dụ, Thiền để giữ sức khỏe, để an lạc, để trí tuệ minh mẫn, để tâm xa lìa hay để giảm bớt tham sân si...

Bây giờ, mời bạn đọc mấy đoạn văn này, trích từ một cuốn sách:

“Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn như glucid, lipid, protid… vốn là nguồn tạo năng lượng! Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, tinh thần sẽ sảng khoái. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thì sẽ sống lâu hơn và trẻ hơn. Do vậy mà các thiền giả không có nhiều nhu cầu về các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn! Ta thấy giới, định và tuệ gắn bó chặt chẽ với nhau như một tam giác cân, tác động hai chiều là vậy!

Danh y Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV ở nước ta đã đúc kết một lời khuyên: “Bế tinh- Dưỡng khí-Tồn thần / Thanh tâm- Quả dục- Thủ chân-Luyện hình” . Thử nhìn lại đời sống hiện nay ta thấy: tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo loạn… bảo sao các hiện tượng tâm thần, tự tử, béo phì, tiểu đường, huyết áp… kể cả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… chẳng ngày một gia tăng?

Đời sống tiết độ, tri túc, kham nhẫn, chánh niệm, tỉnh giác.. phải chăng có thể góp phần giải quyết những vấn đề sức khỏe thời đại và bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay?

Đừng tìm đâu cho mất công. Hãy quay về nương tựa chính mình. Quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?” (hết trích)


Vâng, đó là từ cuốn “Thiền Và Sức Khỏe” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Sách này đã tái bản mấy lần, tức là, ích lợi vô cùng tận (xin ca ngợi hết lời, vì lòng mình không ngăn được).

Có một cuốn sách nữa, tôi ưa thích là cuốn “Cõi Phật Đâu Xa” cũng của Đỗ Hồng Ngọc.
Phải chi văn học Thiền gần gũi như thế, sẽ giúp cho xã hội bình an hơn, người người an lạc hơn, giảm đủ thứ bệnh...

Tôi không nhớ cà phê có liên hệ gì tới nhà văn họ Đỗ. Tôi chỉ ước mơ rằng, phải chi thời mới tập uống cà phê đã đọc được những sách này.
Lúc đó, tôi sẽ trầm lắng hơn, sẽ nhìn khói bay trên tách cà phê kỹ hơn, sẽ ngấm từng ngụm ít hơn và sẽ cảm nhận hương vị cà phê kỹ hơn.
Bây giờ, nếu có ai hỏi cà phê Việt Nam thế nào, tôi sẽ nói rằng không biết... vì thời xưa tôi uống không hề cảm nhận trong chánh niệm tỉnh giác, và có khi chỉ ngồi cãi nhau với bạn bè về những câu thơ nào bên trời Tây.

Và bây giờ, nơi phương xa, tôi nhớ cà phê quê nhà. Phải chi, lúc đó, mình vừa ngấm từng ngụm, vừa thở rất dịu dàng...


Xem thêm:

Cà phê và thiền

Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê. Bởi vì, theo truyền thuyết, và hình như có nhiều sách ghi lại, rằng Ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá pháp môn Thiền Tông, nhưng thấy chưa ai có thể hiểu được, nên lên một ngôi chùa trên núi để ngồi thiền, ngó vách đá trong chín năm; sách ghi rằng, có lúc Ngài ngủ gục, liền cắt mí mắt, rơi xuống thành cây trà. Sau này, các sư uống trà để tỉnh ngủ.

Truyền thuyết vậy thôi. Bởi vì, một nhà sư Ấn Độ sang Trung Hoa để khai sáng Thiền Tông, nói những lời trí tuệ bát ngát, sao lại có chuyện ngủ gục trong khi ngồi thiền. Phải chăng, Bồ Đề Đạt Ma muốn bày trò cho các nhà sư tập lấy quyết tâm chống buồn ngủ. Và rồi, cắt mi mắt cho mọc thành cây trà cũng là một màn biểu diễn thần thông… Thực tế, trà không dính gì với Thiền; nhưng có thể nhìn cách khác, Thiền sẽ dính tới tất cả, vì Thiền là sống trọn cái toàn thể, toàn dụng, là đi đứng nằm ngồi trong tỉnh thức.

Thời này là thời cà phê. Hồi chiều Chủ Nhật, trong khi chờ xem lễ trao Giải Oscars trên đài ABC, tôi bấm trúng một làn sóng tiếng Việt, lúc đó thấy đoạn cuối một bản tin ngắn về cà phê Thiền ở Hà Nội. Một tiệm đúng là cà phê Thiền, vì nhìn lên tường thấy có hình Đức Phật, trên bàn có vườn Thiền bằng cát thu nhỏ kiểu Nhật Bản. Tiệm thứ nhì hình như không thuần túy, vì ngó lên tường thấy có tranh Bát Tiên của Trung Hoa; có thể là liên hệ tới Lão giáo hay võ phái, nhưng không biết chắc, vì hình chiếu thoáng qua có mấy giây… Hiển nhiên, đây là một bước tiến lớn của xã hội. Trước giờ, chỉ nghe chuyện về các quán cà phê Thiền ở Sài Gòn, ở Đà Lạt… Khi thủ đô Hà Nội chuyển mình, cả nước rồi sẽ thay đổi.

Tôi nhớ về một Sài Gòn với cà phê: nhiều thập niên trước, làm gì có chuyện quán cà phê Thiền.

Cũng để ngưng một chút: lúc đó, tôi chợt thắc mắc về khả năng nhớ của mình. Bất chợt nhớ, hẳn là công năng của tiềm thức hay vô thức gì đó, không phải tự ý chủ động nhớ -- tiếng Anh gọi là “the latent tendencies.” Nhưng rồi tôi tự nhủ, phải quay lại xem đài ABC để khuya nay còn viết bản tin về Giải Oscars. Và rồi thắc mắc, nãy giờ, mình vừa dao động giữa vô thức và tỉnh giác nhiều lần, trên nguyên tắc là dao động giữa rất nhiều niệm, vì luận Abhi-dhamma nói rằng mỗi niệm sinh và diệt là gồm 7 niệm vi tế (hay 16 niệm vi tế? Chỗ này không nhớ chính xác). Tự nghĩ, như thế, vô thức có một chiều sâu nối kết ký ức mạnh như thế, mới biết rằng tu không dễ, vì vô thức thường khởi lên bất ngờ những ký ức tầm bậy, hay hình ảnh đau đớn (cũng là lý do, nhiều chiến binh Mỹ trở về từ Iraq và bị hình ảnh bom đạn chết chóc ám ảnh tới bệnh).

Để nói tiếp chuyện cà phê. Thỉnh thoảng, hồi nhỏ, tôi được ba dẫn ra tiệm cà phê ở góc Lê Văn Duyệt/Tô Hiến Thành ngồi uống cà phê, ăn sáng. Những lúc đó là rạng sáng, khoảng 5 hay 6 giờ sáng, và tôi sửa soạn đạp xe đạp lên sân Hoa Lư tập thể dục. Đó là hồi trung học đệ nhất cấp, cả lớp mỗi tuần phải tới sân Hoa Lư tập thể dục, thường là đá banh. Tôi nhớ ly cà phê thiệt ra không có vị gì như bây giờ, vì đó là cà phê vợt của tiệm hủ tiếu. Có vẻ như có mùi khen khét, theo tôi nhớ. Giờ đó lúc nào cũng có mấy bác xích lô ngồi gần, đổ ly cà phê ra dĩa cho nguội.

Cà phê là một phần đời của Sài Gòn, vì nhìn đâu cũng thấy cà phê. Từ quán cóc, tới quán nhạc; từ cà phê vợt, tới cà phê phin. Nhưng thời đó, làm gì có cà phê Thiền. Do vậy, bây giờ phải chăng đã chú trọng nhiều hơn, hay là cần hơn, một pháp an tâm?

Thực sự không rõ. Có lẽ, cần có một thống kê xã hội.
Cà phê với tôi đôi khi gắn liền với văn chương, chớ không gắn liền với Thiền. Thời trung học, khi học thi, là cần tới cà phê mới tỉnh. Có lẽ, lúc đó, uống kiểu đó, không tinh tế như các bạn trẻ bây giờ ngồi uống ở các quán cà phê Thiền. Vì uống kiểu như tôi thời nhỏ, làm gì có chuyện, thử ghi bằng thơ:

nâng lên trong tỉnh giác 

tay cầm tách nhẹ nhàng, 
khói bay như cánh hạc 
len vào kinh từng trang.

Rất nhiều nhà văn có kỷ niệm với cà phê. Có khi xao động, có khi trầm tư, có khi thực tiễn.

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác trong truyện ngắn “Dốc Nhân Sinh” khởi đầu truyện bằng đoạn sau đây:

Phật pháp ứng dụng cà phê và thiền

“Sau khi có lệnh cấm ngặt các quán cà phê không được mở nhạc tiền chiến, nhạc disco, và một số chủ quán cà phê ở đường Trần Quang Khải bị đưa ra tòa, khu vực này chết lặng như một vùng mộ. Người qua đường nghe trở lại tiếng lách cách của những trái me chín khô va chạm vào nhau, và lại bồi hồi xúc động ngắm những giọt lá me

vàng bay nghiêng, bay nghiêng. Chị phu quét đường ngập ngừng không nỡ đưa nhanh nhát chổi. Lâu lâu gió trái chứng đổi hướng, lá me chao liệng rồi bay tạt vào quán vắng.”

Cà phê, cà phê... cũng có lúc xao động như thế.

Hay như nhà văn Võ Phiến trong tùy bút “Giọt Cà Phê” đã ghi nhận hình ảnh:
“...Hai chân len lén rút ra khỏi đôi giày da chật chội, đạp trên chiếc ghế con bỏ trống bên cạnh, hay gác lên bờ tường thấp, ngã người trên lưng ghế, ngước nhìn lên trời (bầu trời vắng vẻ cao vời vợi), từ từ đảo mắt quan sát xung quanh một cách biếng nhác (trong khoảng sân của quán cà-phê lộ thiên từng nhóm từng nhóm tự khép lại như những ốc đảo riêng biệt), trên bàn phin cốc đã sẵn, bình thủy nước sôi đã sẵn, ta ngồi chờ... Bấy giờ, cứ một giọt cà -phê rụng xuống là trăm nghìn câu chuyện cũ dâng lên trong ký ức, lan man bất tuyệt...

Cà-phê rụng xuống không vội vã, ồ không! Một giọt cà -phê biết tự trọng không bao giờ vội vã. Dù cho giữa khung cảnh sinh hoạt hấp tấp tơi bời của đô thị văn minh ngày nay, giọt cà-phê chân chính vẫn bình tĩnh thong thả tụ hình, đắn đo, đủng đỉnh lắc lư, suy tư, chán chê rồi bấy giờ mới chịu buông mình xuống tách. Về cái phong thái đĩnh đạc cẩn trọng, dám chắc những giọt cà-phê của thế hệ hôm nay không có gì để hổ thẹn với những giọt cà-phê tiền bối năm ba thế kỷ trước…”


Có một thói quen từ xa xưa, hễ tôi ngồi quán cà phê là tay phải cầm sách. Dĩ nhiên, xã hội bắt mình phải học, phải đọc liên tục. Bây giờ cũng quen rồi.

Tôi nghĩ rằng các quán cà phê Thiền ở Việt Nam nên để sẵn trên bàn những cuốn sách về Thiền -- đặc biệt là những cuốn sách viết rất cận nhân tình, thực dụng, có thể áp dụng tức khắc (và cả lâu dài).

Và phải chi, có một đại gia nào có lòng với Thiền, hãy mua các sách thiền cần thiết để tặng cho tất cả các tiệm cà phê Thiền tại Việt Nam.

Nếu hỏi tôi rằng, nên tặng sách nào cho các quán cà phê Thiền?
Nếu kể đầy đủ, hẳn là phải kể tên rất nhiều tác giả.

Nhưng nếu phải nói lên ý riêng (và ý riêng, không hẳn phù hợp với tất cả độc giả), tôi sẽ do dự. Ý tôi muốn nói rằng, đó là sách theo sở thích riêng. Thí dụ, Thiền để giữ sức khỏe, để an lạc, để trí tuệ minh mẫn, để tâm xa lìa hay để giảm bớt tham sân si...

Bây giờ, mời bạn đọc mấy đoạn văn này, trích từ một cuốn sách:

“Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn như glucid, lipid, protid… vốn là nguồn tạo năng lượng! Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, tinh thần sẽ sảng khoái. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh vật bị cho nhịn đói vừa phải thì sẽ sống lâu hơn và trẻ hơn. Do vậy mà các thiền giả không có nhiều nhu cầu về các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn! Ta thấy giới, định và tuệ gắn bó chặt chẽ với nhau như một tam giác cân, tác động hai chiều là vậy!

Danh y Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV ở nước ta đã đúc kết một lời khuyên: “Bế tinh- Dưỡng khí-Tồn thần / Thanh tâm- Quả dục- Thủ chân-Luyện hình” . Thử nhìn lại đời sống hiện nay ta thấy: tinh không bế, khí không dưỡng, thần không tồn, tâm náo loạn… bảo sao các hiện tượng tâm thần, tự tử, béo phì, tiểu đường, huyết áp… kể cả chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai… chẳng ngày một gia tăng?

Đời sống tiết độ, tri túc, kham nhẫn, chánh niệm, tỉnh giác.. phải chăng có thể góp phần giải quyết những vấn đề sức khỏe thời đại và bảo vệ môi trường sống của chúng ta hôm nay?

Đừng tìm đâu cho mất công. Hãy quay về nương tựa chính mình. Quả đúng như vậy. Bởi nói cho cùng, ai có thể “thở” giùm ai? Ai có thể “thiền” giùm ai?” (hết trích)


Vâng, đó là từ cuốn “Thiền Và Sức Khỏe” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Sách này đã tái bản mấy lần, tức là, ích lợi vô cùng tận (xin ca ngợi hết lời, vì lòng mình không ngăn được).

Có một cuốn sách nữa, tôi ưa thích là cuốn “Cõi Phật Đâu Xa” cũng của Đỗ Hồng Ngọc.
Phải chi văn học Thiền gần gũi như thế, sẽ giúp cho xã hội bình an hơn, người người an lạc hơn, giảm đủ thứ bệnh...

Tôi không nhớ cà phê có liên hệ gì tới nhà văn họ Đỗ. Tôi chỉ ước mơ rằng, phải chi thời mới tập uống cà phê đã đọc được những sách này.
Lúc đó, tôi sẽ trầm lắng hơn, sẽ nhìn khói bay trên tách cà phê kỹ hơn, sẽ ngấm từng ngụm ít hơn và sẽ cảm nhận hương vị cà phê kỹ hơn.
Bây giờ, nếu có ai hỏi cà phê Việt Nam thế nào, tôi sẽ nói rằng không biết... vì thời xưa tôi uống không hề cảm nhận trong chánh niệm tỉnh giác, và có khi chỉ ngồi cãi nhau với bạn bè về những câu thơ nào bên trời Tây.

Và bây giờ, nơi phương xa, tôi nhớ cà phê quê nhà. Phải chi, lúc đó, mình vừa ngấm từng ngụm, vừa thở rất dịu dàng...


Xem thêm:
Đọc thêm..
 Vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước, sau khi đất nước Việt Nam vừa mới thống nhất, do bối cảnh đặc thù của xã hội nên tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo có nhiều điều khác biệt so với thời nay. Tôi còn nhớ rằng, có những tu sĩ Phật giáo, do không đầy đủ các giấy tờ liên quan đến nhân thân, nên không thể cư trú trong chính ngôi chùa mà mình đã xuất gia và đang yên lành tu học tại đó. 

Vô số hoàn cảnh thương tâm đã nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến cư  trú này. Sư huynh tôi
là một trường hợp như vậy. Sau  lời  cáo  bạch  đầy ái ngại của thầy trụ trì ở một ngôi chùa nọ, sư    huynh tôi cũng như bao nhiêu vị tăng sĩ thiếu điều kiện về giấy tờ cư trú, đành phải vạ vật ở nhiều nơi. Có lúc ban ngày sinh hoạt tại chùa, nhưng ban đêm đành phải tá túc ở nhà dân. Một vài vị tăng sĩ trẻ không kham nỗi sự bí bách đành phải lựa chọn con đường trở về với thế tục. Sư huynh tôi khi ấy còn trẻ, nhưng luôn kiên định con đường tu dù phải làm khách “tạm trú thập phương Tăng.”

Nghe Phật tử thân quen bảo rằng, có một vị xuất gia đang lâm vào cảnh ngặt, vừa bị bệnh hen suyễn vừa không có chỗ nương thân. Lúc ấy, dù điều kiện sinh nhai còn bất tiện nhiều bề, nhưng ba me tôi đã phát tâm cung thỉnh sư huynh về tá túc tại nhà. Làm nghề nông, con thì đông, không gian sinh hoạt không đủ rộng, lại phải sắp sếp một gian phòng bé tí, để cho vị xuất gia có nơi sinh hoạt tạm thời, quả là nỗ lực từ ba me tôi.

Phật pháp ứng dụng sư huynh

Có những khi đồng áng vào mùa, cả nhà phải tất bật trên rẫy xa, nhưng phải phân công khi người này, lúc người nọ lo cơm nước cho thầy. Nghề nông tuy bận rộn nhưng ai cũng hoan hỷ với những câu chuyện thầy kể khi chiều về, và lòng đầy thanh thản khi nghe tiếng tụng kinh khàn đục của sư huynh trong  lúc trời còn mờ sương. Tôi còn nhớ sau một mùa bội thu, ba me đã thủ thỉ bàn nhau mua một xấp vải kate Nhật màu nâu để cúng dường chothầy khi ra Hạ.            

Cũng từ nhân  duyên đó, tôi hiểu thêm về những câu chuyện tiền thân Đức Phật, những gương nhân quả ba đời mà khi rảnh rỗi thầy kể cho cả nhà cùng nghe.

Mãi cho đến một hôm, thầy bất chợt hỏi tôi: “Con muốn đi tu không?” Tôi trả lời không một chút do dự: “Đi thì đi.” Thật sự ra, trước khi đón thầy về nhà, mỗi chủ nhật hàng tuần, tôi vẫn đi học giáo lý ở một ngôi chùa ở làng bên, những kiến thức lõm bõm từ những buổi học bên hiên chùa, cộng với những câu chuyện mà sư huynh đã kể cho cả nhà cùng nghe khi rỗi việc, đã từng bước làm nhu nhuyến tâm tôi.

Dường  như ngay tức khắc, sư huynh đã bàn với ba me nhằm giúp tôi thực hiện ý nguyện này. Tự nhận rằng, mình còn trẻ và duyên nghiệp còn long đong nên sư huynh không thể làm thầy thế phát. Sau khi trầm tính, lắng nghe và suy xét nhiều bề, sư huynh và cả ba me đã đưa tôi đến cầu thầy bổn sư của tôi làm thầy thế độ. Mặc dù tôi và sư huynhkhông nên nghĩa sư-đồ nhưng trong thâm tâm tôi luôn sùng kính và xem như một bậc ân sư.                        

Tôi được chính thức xuất gia và không lâu sau đó, sư huynh cũng từ giã ba me và phát nguyện trông   nom một ngôi chùa nghèo nằm heo hút giữa nông trại cao su ngút mắt. Và cũng từ đây, một phút lỡ làng trong một đêm trăng vắng, đã mở ra bước ngoặt chưa hề tính trước trong cuộc đời của sư huynh. Sự việc là, sau hơn một năm lưu học phương xa, một chiều nọ tôi đón xe về nhà, tiện đường nên ghé qua chùa trước, thì bàng hoànghay tin sư huynh đã trở về thế tục, và người phối ngẫu là cô bé cạo mủ cao su hay xin nước uống mỗi chiều.

Tôi thẫn thờ lê bước về nhà, thì được ba me cho biết thêm, sư huynh đã bối rối và thừa nhận với ba me ngay khi sự việc diễn ra. Thế nên, khi cô bé cạo mủ cao su có thai và thai còn nhỏ, thì ba me đã gặp sư huynh và thưa rằng: “Nếu thực sự đó là một phút lỡ lầm, và nếu như thầy biết hồi tâm hướng Phật, thì một người con trai trong gia đình này sẽ nhận đứa trẻ làm con.”

Sư huynh đã khóc với ba me và kiên quyết thưa: “Con nguyện sẽ không làm cho ai khổ nữa.” Trong ánh mắt đượm buồn, sư huynh còn nói thêm rằng, chúng con đã thỏa thuậnrồi, khi nào con của chúng con lớn, thì con sẽ phát nguyện xuất gia.

Sau đó, sư huynh đưa cả gia đình bé bỏng của mình lưu lạc ở phương xa. Nghe qua người thân thì tôi được biết, sư huynh cũng tạm ổn với nếp sống thanh bần là nghề trồng nấm, cùng tất bật với các việc vặt mưu sinh.

Mãi đến một hôm, sau hơn mười năm không liên lạc, tôi vừa hoan hỷ vừa bàng hoàng khi biết rằng, sư huynh đã thực hiện lời hứa của mình là tái xuất gia. Tuy nhiên, nghiệp dĩ vẫn chưa buông tha, một ngày nọ sư huynh đi Phật sự ở một vùng quê xa mà quên đem theo thuốc ngừa hen suyễn. Đất lạ, trở trời, một con hen bất chợt khởi lên và sư huynh đành phải giã biệt cõi đời với nhiều ước nguyện còn dang dở, và nhiều điều chưa kịp nói hết với người trước, người sau.

Xem thêm:

Sư huynh

 Vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước, sau khi đất nước Việt Nam vừa mới thống nhất, do bối cảnh đặc thù của xã hội nên tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo có nhiều điều khác biệt so với thời nay. Tôi còn nhớ rằng, có những tu sĩ Phật giáo, do không đầy đủ các giấy tờ liên quan đến nhân thân, nên không thể cư trú trong chính ngôi chùa mà mình đã xuất gia và đang yên lành tu học tại đó. 

Vô số hoàn cảnh thương tâm đã nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến cư  trú này. Sư huynh tôi
là một trường hợp như vậy. Sau  lời  cáo  bạch  đầy ái ngại của thầy trụ trì ở một ngôi chùa nọ, sư    huynh tôi cũng như bao nhiêu vị tăng sĩ thiếu điều kiện về giấy tờ cư trú, đành phải vạ vật ở nhiều nơi. Có lúc ban ngày sinh hoạt tại chùa, nhưng ban đêm đành phải tá túc ở nhà dân. Một vài vị tăng sĩ trẻ không kham nỗi sự bí bách đành phải lựa chọn con đường trở về với thế tục. Sư huynh tôi khi ấy còn trẻ, nhưng luôn kiên định con đường tu dù phải làm khách “tạm trú thập phương Tăng.”

Nghe Phật tử thân quen bảo rằng, có một vị xuất gia đang lâm vào cảnh ngặt, vừa bị bệnh hen suyễn vừa không có chỗ nương thân. Lúc ấy, dù điều kiện sinh nhai còn bất tiện nhiều bề, nhưng ba me tôi đã phát tâm cung thỉnh sư huynh về tá túc tại nhà. Làm nghề nông, con thì đông, không gian sinh hoạt không đủ rộng, lại phải sắp sếp một gian phòng bé tí, để cho vị xuất gia có nơi sinh hoạt tạm thời, quả là nỗ lực từ ba me tôi.

Phật pháp ứng dụng sư huynh

Có những khi đồng áng vào mùa, cả nhà phải tất bật trên rẫy xa, nhưng phải phân công khi người này, lúc người nọ lo cơm nước cho thầy. Nghề nông tuy bận rộn nhưng ai cũng hoan hỷ với những câu chuyện thầy kể khi chiều về, và lòng đầy thanh thản khi nghe tiếng tụng kinh khàn đục của sư huynh trong  lúc trời còn mờ sương. Tôi còn nhớ sau một mùa bội thu, ba me đã thủ thỉ bàn nhau mua một xấp vải kate Nhật màu nâu để cúng dường chothầy khi ra Hạ.            

Cũng từ nhân  duyên đó, tôi hiểu thêm về những câu chuyện tiền thân Đức Phật, những gương nhân quả ba đời mà khi rảnh rỗi thầy kể cho cả nhà cùng nghe.

Mãi cho đến một hôm, thầy bất chợt hỏi tôi: “Con muốn đi tu không?” Tôi trả lời không một chút do dự: “Đi thì đi.” Thật sự ra, trước khi đón thầy về nhà, mỗi chủ nhật hàng tuần, tôi vẫn đi học giáo lý ở một ngôi chùa ở làng bên, những kiến thức lõm bõm từ những buổi học bên hiên chùa, cộng với những câu chuyện mà sư huynh đã kể cho cả nhà cùng nghe khi rỗi việc, đã từng bước làm nhu nhuyến tâm tôi.

Dường  như ngay tức khắc, sư huynh đã bàn với ba me nhằm giúp tôi thực hiện ý nguyện này. Tự nhận rằng, mình còn trẻ và duyên nghiệp còn long đong nên sư huynh không thể làm thầy thế phát. Sau khi trầm tính, lắng nghe và suy xét nhiều bề, sư huynh và cả ba me đã đưa tôi đến cầu thầy bổn sư của tôi làm thầy thế độ. Mặc dù tôi và sư huynhkhông nên nghĩa sư-đồ nhưng trong thâm tâm tôi luôn sùng kính và xem như một bậc ân sư.                        

Tôi được chính thức xuất gia và không lâu sau đó, sư huynh cũng từ giã ba me và phát nguyện trông   nom một ngôi chùa nghèo nằm heo hút giữa nông trại cao su ngút mắt. Và cũng từ đây, một phút lỡ làng trong một đêm trăng vắng, đã mở ra bước ngoặt chưa hề tính trước trong cuộc đời của sư huynh. Sự việc là, sau hơn một năm lưu học phương xa, một chiều nọ tôi đón xe về nhà, tiện đường nên ghé qua chùa trước, thì bàng hoànghay tin sư huynh đã trở về thế tục, và người phối ngẫu là cô bé cạo mủ cao su hay xin nước uống mỗi chiều.

Tôi thẫn thờ lê bước về nhà, thì được ba me cho biết thêm, sư huynh đã bối rối và thừa nhận với ba me ngay khi sự việc diễn ra. Thế nên, khi cô bé cạo mủ cao su có thai và thai còn nhỏ, thì ba me đã gặp sư huynh và thưa rằng: “Nếu thực sự đó là một phút lỡ lầm, và nếu như thầy biết hồi tâm hướng Phật, thì một người con trai trong gia đình này sẽ nhận đứa trẻ làm con.”

Sư huynh đã khóc với ba me và kiên quyết thưa: “Con nguyện sẽ không làm cho ai khổ nữa.” Trong ánh mắt đượm buồn, sư huynh còn nói thêm rằng, chúng con đã thỏa thuậnrồi, khi nào con của chúng con lớn, thì con sẽ phát nguyện xuất gia.

Sau đó, sư huynh đưa cả gia đình bé bỏng của mình lưu lạc ở phương xa. Nghe qua người thân thì tôi được biết, sư huynh cũng tạm ổn với nếp sống thanh bần là nghề trồng nấm, cùng tất bật với các việc vặt mưu sinh.

Mãi đến một hôm, sau hơn mười năm không liên lạc, tôi vừa hoan hỷ vừa bàng hoàng khi biết rằng, sư huynh đã thực hiện lời hứa của mình là tái xuất gia. Tuy nhiên, nghiệp dĩ vẫn chưa buông tha, một ngày nọ sư huynh đi Phật sự ở một vùng quê xa mà quên đem theo thuốc ngừa hen suyễn. Đất lạ, trở trời, một con hen bất chợt khởi lên và sư huynh đành phải giã biệt cõi đời với nhiều ước nguyện còn dang dở, và nhiều điều chưa kịp nói hết với người trước, người sau.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Thuở xưa, đời nhà Lương, vua Võ Ðế, có quen với một vị Hòa thượng, hiệu là Chí Công, hằng ngày trò chuyện với nhau rất thân thiết.

Hoàng hậu tên là Hy Thị, thấy vậy, bèn can gián vua đừng chơi với người ngu tăng ấy, nhưng vua Võ Ðế chẳng hề nghe, cứ giao du như thường. Hoàng hậu giận lắm, toan lập mưu hại ngài Chí Công, bèn lén dùng thịt chó làm nhân bánh, rồi sai người đem bánh ấy đến chùa mà trai tăng.

Ai ngờ Hòa thượng Chí Công đã biết trước, nên dự sắm áo tràng rộng tay, làm bánh chay bỏ vào, rồi khi trai Tăng lén bỏ bánh mặn trong tay áo, lấy bánh chay ra ăn.

Bà Hi Thị đợi tin Hòa thượng ăn rồi, tức thì tâu với vua rằng: “Bánh ấy thiếp dùng thịt chó làm nhân, ông Chí Công ăn mà không biết, thiệt là người phàm ngu muội, không có đạo đức trí tuệ gì cả, nay bệ hạ còn làm bạn nữa chăng?”

Vua nghe nói nổi giận, liền mang gươm đến chùa mà giết Hòa thượng.

Khi ấy, ngài Chí Công cũng đã biết trước, nên ra ngoài cửa chùa đứng đợi.

Lúc  vua  ngự  đến  trông thấy Hòa thượng thì hỏi rằng: “Ông ra đứng đây mà làm chi?” Ngài  Chí  Công  đáp  rằng: “Bần tăng biết bệ hạ đến giết bần tăng, nên bần tăng ra đây đứng đợi. Nếu Bệ hạ mà vào chùa mà giết hại, thì ô uế chốn

Già lam càng tội nghiệp lắm!” Vua nghe nói kinh hồn chấp tay niệm Phật và sám hối, rồi liền mời Hòa thượng vào chùa mà hỏi rằng: “Ngài đã tiên tri được như vậy, vì sao còn ăn lầm bánh thịt chó mà không biết?”

Ngài Chí Công bèn đáp rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Bần tăng có ăn đâu!”

Tâu rồi Ngài liền thỉnh vua ra sau vườn, dạy người đào lấy bánh thịt chó lên, thấy vẫn còn đủ 120 cái. Hòa thượng bèn lấy nước Tịnh thủy phun vào, tức thì mỗi mười bánh hiệp lại thành một con chó, hình thể vận động như thường.

Vua thấy vậy thất kinh, mới biết pháp lực thần thông của Ngài Chí Công thiệt là cao cường quảng đại, liền trở vào chùa hết lòng lễ sám hối những sự lỗi lầm. Từ ấy Võ Ðế càng yêu mến Hòa thượng Chí Công hơn ngày trước nữa; trái lại bà Hy Thị thấy thế lại càng giận thêm, nên khiến kẻ hầu hạ đến chùa lấy kinh sách đem ra đốt hết.

Phật pháp ứng dụng công đức sám hối

Ðến niên hiệu Thiên Giám, bà mang bệnh nặng rồi phải từ trần, rồi đầu thai làm con rắn mãng xà ở sau hậu cung ẩn mình không cho ai thấy, thừa khi ban đêm, bà lại mách điềm chiêm bao cho vua Võ Ðế hay rằng: “Khi thiếp còn sống ăn ở bất nhân, tổn vật hại người, làm điều tham độc. Vì cớ ấy nên nay thiếp phải làm thân mãng xà, thân đã dài, vóc lại lớn, bò lết không nổi, đói không có chi ăn, khát chẳng có chi uống, cực khổ nhiều bề, còn mỗi trong chân vảy lại có thứ độc trùng đeo vào cắn rứt da thịt, đau thắt ruột gan thật là khó chịu! 

Thiếp nghĩ vì thiếp cùng Bệ hạ vẫn là tơ duyên chỉ nợ, tình vợ nghĩa chồng, mà nay thiếp bị đọa ra thân súc sanh thế này, Bệ hạ nỡ nào hưởng thọ phú quý một mình mà không tìm phương chi cứu thiếp, nên xin Bệ hạ từ bi thỉnh thầy làm chay độ giải cho thiếp, may nhờ Phật pháp hộ trì, thoát ra khỏi vòng ác báo, thì thiếp cảm ơn đời đời.” Vua Võ Ðế nghe rồi, bèn thức dậy rầu rĩ khóc lóc một hồi;  sáng  ra liền  truyền  lệnh rước  các  thầy  Sa  môn  nhóm tại  điện  mà  hỏi  rằng:  “Vậy trong  hàng  chư  tăng,  ai  có phép chi  cứu giải  Hoàng hậu khỏi điều tội khổ chăng?”

Hòa thượng Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Tội của Hoàng hậu rất nặng, xin Bệ hạ hãy thiết lập đàn tràng lễ bái sám hối, thì mới cứu được.”

Vua Võ Ðế bằng lòng, liền cầu Hòa thượng Chí Công soạn ra mười quyển sám văn, rồi thiết đàn trong cung làm chay ba tháng, cầu sám cho Hoàng hậu. Có một hôm kia, khi trai đàn gần mãn có mùi hương nồng nã bay khắp trong cung điện. Vua Võ Ðế ngước mắt ngó lên trời, thấy có một nàng con gái, nhan sắc tuyệt trần, đứng giữa hư không mà chấp tay tâu cùng vua rằng: “Thiếp nhờ công đức của Bệ hạ cầu sám hối đã thoát được thân mãng xà mà sanh về cõi trời Ðao Lợi. Nên thiếp phải hiện thân ra cho Bệ hạ thấy để làm chứng nghiệm vậy – Thôi, mấy lời cảm tạ, kính chúc Bệ hạ ở lại bình an.” Bà nói rồi liền ẩn mình không thấy nữa.

Khi ấy vua Võ Ðế nửa mừng nửa khóc, khôn xiết sự tình bèn lui vào cung mời Hòa thượng Chí Công mà hỏi rằng: “Hoàng hậu của Trẫm buổi còn sống, hết sức thù ghét Hòa thượng là túc duyên làm sao mà gây ra cừu oán như vậy?”

Ngài Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Sự cừu oán duyên do kiếp trước có một vị Trú trì và một vị Giám tự ở chung một chùa. Trong chùa ấy có cái đôn để nước, dưới chân cái đôn có con thiện trùng thường thường kêu trong khi ban đêm; tiếng kêu của nó inh ỏi như thể tiếng con dế hay con vạt sành vậy. Thường khi ông Trú trì tới đó lấy nước súc miệng, rửa mặt thì cũng chú nguyện cho con ấy mau mau thoát đặng cái thân súc vật, mà sanh về đường nhân luân.

Một bữa kia ông Trú trì đi khỏi, ông Giám tự ghét con thiện trùng đêm nào cũng kêu, và làm cho lòng ông không được thanh tịnh và chẳng cho ông ngủ thẳng giấc, nên ông bèn bắt con ấy, lấy dao cắt ngang giữa lưng làm hai, rồi cũng bỏ lại dưới chân đôn như cũ.

Qua bữa sau ông Trú trì về, trót đêm không nghe tiếng con thiện trùng kêu nữa, bèn kiếm dưới chân đôn, thì thấy nó đã chết rồi. Ông thương khóc, niệm Phật chú nguyện cho nó và lấy một miếng vải đỏ buộc vào chỗ lưng bị cắt, rồi đem chôn sau vườn chùa.

Muôn tâu Bệ hạ! Con thiện trùng ấy tức là kiếp này làm thân Hoàng hậu; còn vị Giám tự là kiếp này làm thân của Bần Tăng đây. Vì vậy oan gia gặp nhau toan đòi nợ trước, nếu tôi kiếp này tu hành lơ láo, thì có thể nào thoát ra khỏi tay của Hoàng hậu!”

Vua Võ Ðế nghe nói liều gật đầu mà đáp rằng: “Hèn gì Hoàng hậu của Trẫm thường thường buộc sợi dây đỏ ngang lưng, không khi nào rời bỏ, mà Trẫm không biết cớ làm sao. – Có một đêm Hoàng hậu ngủ mê, Trẫm lén mở sợi dây ấy ra, thì Hoàng hậu nói rằng đau lưng, rồi lấy dây ấy buộc lại vào, tức thì không đau nữa. Nay Hòa thượng bày tỏ sự túc trái như vậy, thì biết Phật nói “NHÂN QUẢ” thiệt là không sai.”

Từ ấy, vua Võ Ðế lại càng tin tưởng Phật pháp, trọng đãi Chúng Tăng và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo…

Xem thêm:

Công đức sám hối

Thuở xưa, đời nhà Lương, vua Võ Ðế, có quen với một vị Hòa thượng, hiệu là Chí Công, hằng ngày trò chuyện với nhau rất thân thiết.

Hoàng hậu tên là Hy Thị, thấy vậy, bèn can gián vua đừng chơi với người ngu tăng ấy, nhưng vua Võ Ðế chẳng hề nghe, cứ giao du như thường. Hoàng hậu giận lắm, toan lập mưu hại ngài Chí Công, bèn lén dùng thịt chó làm nhân bánh, rồi sai người đem bánh ấy đến chùa mà trai tăng.

Ai ngờ Hòa thượng Chí Công đã biết trước, nên dự sắm áo tràng rộng tay, làm bánh chay bỏ vào, rồi khi trai Tăng lén bỏ bánh mặn trong tay áo, lấy bánh chay ra ăn.

Bà Hi Thị đợi tin Hòa thượng ăn rồi, tức thì tâu với vua rằng: “Bánh ấy thiếp dùng thịt chó làm nhân, ông Chí Công ăn mà không biết, thiệt là người phàm ngu muội, không có đạo đức trí tuệ gì cả, nay bệ hạ còn làm bạn nữa chăng?”

Vua nghe nói nổi giận, liền mang gươm đến chùa mà giết Hòa thượng.

Khi ấy, ngài Chí Công cũng đã biết trước, nên ra ngoài cửa chùa đứng đợi.

Lúc  vua  ngự  đến  trông thấy Hòa thượng thì hỏi rằng: “Ông ra đứng đây mà làm chi?” Ngài  Chí  Công  đáp  rằng: “Bần tăng biết bệ hạ đến giết bần tăng, nên bần tăng ra đây đứng đợi. Nếu Bệ hạ mà vào chùa mà giết hại, thì ô uế chốn

Già lam càng tội nghiệp lắm!” Vua nghe nói kinh hồn chấp tay niệm Phật và sám hối, rồi liền mời Hòa thượng vào chùa mà hỏi rằng: “Ngài đã tiên tri được như vậy, vì sao còn ăn lầm bánh thịt chó mà không biết?”

Ngài Chí Công bèn đáp rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Bần tăng có ăn đâu!”

Tâu rồi Ngài liền thỉnh vua ra sau vườn, dạy người đào lấy bánh thịt chó lên, thấy vẫn còn đủ 120 cái. Hòa thượng bèn lấy nước Tịnh thủy phun vào, tức thì mỗi mười bánh hiệp lại thành một con chó, hình thể vận động như thường.

Vua thấy vậy thất kinh, mới biết pháp lực thần thông của Ngài Chí Công thiệt là cao cường quảng đại, liền trở vào chùa hết lòng lễ sám hối những sự lỗi lầm. Từ ấy Võ Ðế càng yêu mến Hòa thượng Chí Công hơn ngày trước nữa; trái lại bà Hy Thị thấy thế lại càng giận thêm, nên khiến kẻ hầu hạ đến chùa lấy kinh sách đem ra đốt hết.

Phật pháp ứng dụng công đức sám hối

Ðến niên hiệu Thiên Giám, bà mang bệnh nặng rồi phải từ trần, rồi đầu thai làm con rắn mãng xà ở sau hậu cung ẩn mình không cho ai thấy, thừa khi ban đêm, bà lại mách điềm chiêm bao cho vua Võ Ðế hay rằng: “Khi thiếp còn sống ăn ở bất nhân, tổn vật hại người, làm điều tham độc. Vì cớ ấy nên nay thiếp phải làm thân mãng xà, thân đã dài, vóc lại lớn, bò lết không nổi, đói không có chi ăn, khát chẳng có chi uống, cực khổ nhiều bề, còn mỗi trong chân vảy lại có thứ độc trùng đeo vào cắn rứt da thịt, đau thắt ruột gan thật là khó chịu! 

Thiếp nghĩ vì thiếp cùng Bệ hạ vẫn là tơ duyên chỉ nợ, tình vợ nghĩa chồng, mà nay thiếp bị đọa ra thân súc sanh thế này, Bệ hạ nỡ nào hưởng thọ phú quý một mình mà không tìm phương chi cứu thiếp, nên xin Bệ hạ từ bi thỉnh thầy làm chay độ giải cho thiếp, may nhờ Phật pháp hộ trì, thoát ra khỏi vòng ác báo, thì thiếp cảm ơn đời đời.” Vua Võ Ðế nghe rồi, bèn thức dậy rầu rĩ khóc lóc một hồi;  sáng  ra liền  truyền  lệnh rước  các  thầy  Sa  môn  nhóm tại  điện  mà  hỏi  rằng:  “Vậy trong  hàng  chư  tăng,  ai  có phép chi  cứu giải  Hoàng hậu khỏi điều tội khổ chăng?”

Hòa thượng Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Tội của Hoàng hậu rất nặng, xin Bệ hạ hãy thiết lập đàn tràng lễ bái sám hối, thì mới cứu được.”

Vua Võ Ðế bằng lòng, liền cầu Hòa thượng Chí Công soạn ra mười quyển sám văn, rồi thiết đàn trong cung làm chay ba tháng, cầu sám cho Hoàng hậu. Có một hôm kia, khi trai đàn gần mãn có mùi hương nồng nã bay khắp trong cung điện. Vua Võ Ðế ngước mắt ngó lên trời, thấy có một nàng con gái, nhan sắc tuyệt trần, đứng giữa hư không mà chấp tay tâu cùng vua rằng: “Thiếp nhờ công đức của Bệ hạ cầu sám hối đã thoát được thân mãng xà mà sanh về cõi trời Ðao Lợi. Nên thiếp phải hiện thân ra cho Bệ hạ thấy để làm chứng nghiệm vậy – Thôi, mấy lời cảm tạ, kính chúc Bệ hạ ở lại bình an.” Bà nói rồi liền ẩn mình không thấy nữa.

Khi ấy vua Võ Ðế nửa mừng nửa khóc, khôn xiết sự tình bèn lui vào cung mời Hòa thượng Chí Công mà hỏi rằng: “Hoàng hậu của Trẫm buổi còn sống, hết sức thù ghét Hòa thượng là túc duyên làm sao mà gây ra cừu oán như vậy?”

Ngài Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Sự cừu oán duyên do kiếp trước có một vị Trú trì và một vị Giám tự ở chung một chùa. Trong chùa ấy có cái đôn để nước, dưới chân cái đôn có con thiện trùng thường thường kêu trong khi ban đêm; tiếng kêu của nó inh ỏi như thể tiếng con dế hay con vạt sành vậy. Thường khi ông Trú trì tới đó lấy nước súc miệng, rửa mặt thì cũng chú nguyện cho con ấy mau mau thoát đặng cái thân súc vật, mà sanh về đường nhân luân.

Một bữa kia ông Trú trì đi khỏi, ông Giám tự ghét con thiện trùng đêm nào cũng kêu, và làm cho lòng ông không được thanh tịnh và chẳng cho ông ngủ thẳng giấc, nên ông bèn bắt con ấy, lấy dao cắt ngang giữa lưng làm hai, rồi cũng bỏ lại dưới chân đôn như cũ.

Qua bữa sau ông Trú trì về, trót đêm không nghe tiếng con thiện trùng kêu nữa, bèn kiếm dưới chân đôn, thì thấy nó đã chết rồi. Ông thương khóc, niệm Phật chú nguyện cho nó và lấy một miếng vải đỏ buộc vào chỗ lưng bị cắt, rồi đem chôn sau vườn chùa.

Muôn tâu Bệ hạ! Con thiện trùng ấy tức là kiếp này làm thân Hoàng hậu; còn vị Giám tự là kiếp này làm thân của Bần Tăng đây. Vì vậy oan gia gặp nhau toan đòi nợ trước, nếu tôi kiếp này tu hành lơ láo, thì có thể nào thoát ra khỏi tay của Hoàng hậu!”

Vua Võ Ðế nghe nói liều gật đầu mà đáp rằng: “Hèn gì Hoàng hậu của Trẫm thường thường buộc sợi dây đỏ ngang lưng, không khi nào rời bỏ, mà Trẫm không biết cớ làm sao. – Có một đêm Hoàng hậu ngủ mê, Trẫm lén mở sợi dây ấy ra, thì Hoàng hậu nói rằng đau lưng, rồi lấy dây ấy buộc lại vào, tức thì không đau nữa. Nay Hòa thượng bày tỏ sự túc trái như vậy, thì biết Phật nói “NHÂN QUẢ” thiệt là không sai.”

Từ ấy, vua Võ Ðế lại càng tin tưởng Phật pháp, trọng đãi Chúng Tăng và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo…

Xem thêm:
Đọc thêm..

Phương cách thực hành tha thứ này có ba phần: 1-Sự tha thứ từ người khác, 2- Tha thứ cho bản thân, 3 -Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta. Các cách thực hành này không bó buộc, nên nếu bạn cảm thấy không cần cầu xin sự tha thứ, thì bạn không tham gia. Nếu bạn cảm thấy không thể tha thứ cho bản thân, bạn có thể ngồi im lặng, quan sát xem có cánh cửa nào dù nhỏ hẹp hé mở trong trái tim để cho chút ánh sáng nhỏ nhoi nhất có thể len vào. Và nếu bạn cảm thấy không thể nào tha thứ cho người vì nghĩ là việc làm của họ không thể nào có thể được tha thứ, thì bạn cũng cần biết điều đó. Trong quá trình thực hành, ta quán chiếu xem mình đang ôm ấp nỗi đau xót, chua cay nào, và nó dày vò trái tim ta như thế nào. Nếu như bạn chỉ có thể tha thứ một phần rất nhỏ,thì cũng không sao. Đây là một quá trình tháo gỡ mà đôi khi cần cả đời người để làm việc đó.

Có thể bạn không nên bắt đầu bằng những việc trọng đại mà cho đến bây giờ bạn vẫn chưa muốn tha thứ. Có thể bạn nên bắt đầu bằng những việc nhỏ. Hãy để tâm bạn được làm quen với việc thực hành tha thứ. Cũng giống như khi tập thể lực, ta không thể bắt đầu bằng việc nâng cân nặng 250 ký. Ta phải bắt đầu bằng các cục sắt nhỏ, để bắp thịt bắt đầu làm việc. Rồi dần dần ta nâng ký lên. Cũng thế, khi tập hành tha thứ, ta bắt đầu bằng những việc nhỏ, rồi dần dần khả năng tha thứ của ta sẽ lớn mạnh để ta có thể đối mặt với khổ đau - khổ đau của bản thân cũng như của người - với tâm từ.

Hãy ngồi thoải mái, mắt khép lại, và thở tự nhiên, không gắng sức. Buông thư thân tâm. Cảm nhận sự kết nối giữa bạn và vũ trụ. Để hơi thở nhẹ nhàng đi khắp châu thân, nhất là vào tim bạn.

Khi đang hít thở, hãy cảm nhận tất cả mọi rào chắn mà bạn đã dựng lên, các tình cảm mà bạn chất chứa vì chưa thể tha thứ cho mình và cho người. Hãy nhận biết cảm giác đau đớn vì đã đóng chặt trái tim bạn.


Phật pháp ứng dụng sức mạnh của sự tha thứ


Sự tha thứ từ người khác

Khi hơi thở len vào tim, hãy cảm nhận bất cứ sự khô cằn nơi đó, hãy lặp lại thầm những lời sau: “Tôi đã làm tổn thương, làm phương hại đến người khác bằng nhiều cách khác nhau. Giờ thì tôi đã nhớ lại. Những cách mà tôi đã phản bội, bỏ rơi, gây đau khổ, một cách cố ý hay vô tình, do đau khổ, sợ hãi, sân hận hay vô minh”. Hãy để mình tự nhớ lại và mường tượng lại các cách mà ta đã làm tổn hại người. Hãy nhìn thấy được những khổ đau mà ta đã gây ra cho người do sợ hãi, vô minh. Cảm nhận được như thế, bạn sẽ cuối cùng buông xuống gánh nặng này và xin được tha thứ. Hãy dành nhiều thời gian để hình dung lại ký ức trĩu nặng tâm bạn. Khi từng khuôn mặt cá nhân hiện lên trong tâm, hãy nhẹ nhàng nói: “Tôi xin được tha thứ. Tôi xin được tha thứ.”

Tha thứ cho bản thân

Để cầu xin sự tha thứ cho bản thân, hãy niệm thầm: “Khi tôi gây đau khổ cho người, bằng nhiều cách tôi cũng bị tổn thương, bị tác hại. Đã bao lần tôi phản bội, hay bỏ rơi bản thân trong ý nghĩ, lời nói hay hành động, một cách cố ý hay vô tình.” Hãy tự nhớ lại những cách mà bạn đã làm tổn hại mình. Và tha thứ cho từng hành động tác hại. “Qua những cách mà tôi đã làm tổn hại bản thân bằng hành động hay ý nghĩ, do sợ hãi, khổ và vô minh, giờ tôi chân thành hối lỗi. Tôi xin tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân.”

Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta

Để phát tâm tha thứ cho những người đã tổn hại ta, hãy lặp lại như sau: “Tôi đã bị tha nhân làm tổn hại, bóc lột, bỏ rơi bằng nhiều cách, dù vô tình hay cố ý, bằng lời nói, ý nghĩ hay hành động.” Hãy hình dung ra những cách bạn cảm thấy bị tổn hại. Hãy ghi nhận chúng. Từng sự tổn hại. Hãy ghi nhớ những điều này là thực đối với bạn, và cảm nhận sự đau buồn bạn đã gánh chịu trong quá khứ. Và giờ bạn cảm nhận rằng mình có thể buông gánh nặng này xuống bằng cách tha thứ dần dần khi tâm bạn đã sẵn sàng. Đừng ép buộc nó; không cần phải buông bỏ mọi muộn phiền trong một lần ngồi thiền.

Quan trọng là thực tập từng bước nhỏ điều gì bạn cảm thấy đã sẵn sàng để tha thứ. Hãy tự nhủ thầm: “Tôi nhớ những cách tôi đã bị tổn thương, làm hại. Và tôi biết đó là do những nỗi sợ hãi, vô minh, khổ, sân hận của tha nhân gây ra. Tôi đã mang vết thương này trong lòng đủ lâu. Vì đã sẵn sàng, tôi xin tha thứ cho người. Người đã tổn hại tôi, tôi chân thành tha thứ cho người. Tôi tha thứ cho người.”

Ba phương cách thực hành tha thứ này có thể được nhẹ nhàng lặp đi, lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy tâm thật thanh thản. Đối với một số tổn thương nặng nề, có thể bạn chưa thấy thanh thản. Ngược lại, bạn còn có thể trải nghiệm lại cảm giác tổn thương, sân hận mà bạn từng gánh chịu. Trong trường hợp đó, bạn có thể chỉ nghĩ thoáng qua, rồi tha thứ cho bản thân vì sự chưa sẵn sàng buông bỏ và bước tới.


Xem thêm:

Cách thực hành tha thứ


Phương cách thực hành tha thứ này có ba phần: 1-Sự tha thứ từ người khác, 2- Tha thứ cho bản thân, 3 -Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta. Các cách thực hành này không bó buộc, nên nếu bạn cảm thấy không cần cầu xin sự tha thứ, thì bạn không tham gia. Nếu bạn cảm thấy không thể tha thứ cho bản thân, bạn có thể ngồi im lặng, quan sát xem có cánh cửa nào dù nhỏ hẹp hé mở trong trái tim để cho chút ánh sáng nhỏ nhoi nhất có thể len vào. Và nếu bạn cảm thấy không thể nào tha thứ cho người vì nghĩ là việc làm của họ không thể nào có thể được tha thứ, thì bạn cũng cần biết điều đó. Trong quá trình thực hành, ta quán chiếu xem mình đang ôm ấp nỗi đau xót, chua cay nào, và nó dày vò trái tim ta như thế nào. Nếu như bạn chỉ có thể tha thứ một phần rất nhỏ,thì cũng không sao. Đây là một quá trình tháo gỡ mà đôi khi cần cả đời người để làm việc đó.

Có thể bạn không nên bắt đầu bằng những việc trọng đại mà cho đến bây giờ bạn vẫn chưa muốn tha thứ. Có thể bạn nên bắt đầu bằng những việc nhỏ. Hãy để tâm bạn được làm quen với việc thực hành tha thứ. Cũng giống như khi tập thể lực, ta không thể bắt đầu bằng việc nâng cân nặng 250 ký. Ta phải bắt đầu bằng các cục sắt nhỏ, để bắp thịt bắt đầu làm việc. Rồi dần dần ta nâng ký lên. Cũng thế, khi tập hành tha thứ, ta bắt đầu bằng những việc nhỏ, rồi dần dần khả năng tha thứ của ta sẽ lớn mạnh để ta có thể đối mặt với khổ đau - khổ đau của bản thân cũng như của người - với tâm từ.

Hãy ngồi thoải mái, mắt khép lại, và thở tự nhiên, không gắng sức. Buông thư thân tâm. Cảm nhận sự kết nối giữa bạn và vũ trụ. Để hơi thở nhẹ nhàng đi khắp châu thân, nhất là vào tim bạn.

Khi đang hít thở, hãy cảm nhận tất cả mọi rào chắn mà bạn đã dựng lên, các tình cảm mà bạn chất chứa vì chưa thể tha thứ cho mình và cho người. Hãy nhận biết cảm giác đau đớn vì đã đóng chặt trái tim bạn.


Phật pháp ứng dụng sức mạnh của sự tha thứ


Sự tha thứ từ người khác

Khi hơi thở len vào tim, hãy cảm nhận bất cứ sự khô cằn nơi đó, hãy lặp lại thầm những lời sau: “Tôi đã làm tổn thương, làm phương hại đến người khác bằng nhiều cách khác nhau. Giờ thì tôi đã nhớ lại. Những cách mà tôi đã phản bội, bỏ rơi, gây đau khổ, một cách cố ý hay vô tình, do đau khổ, sợ hãi, sân hận hay vô minh”. Hãy để mình tự nhớ lại và mường tượng lại các cách mà ta đã làm tổn hại người. Hãy nhìn thấy được những khổ đau mà ta đã gây ra cho người do sợ hãi, vô minh. Cảm nhận được như thế, bạn sẽ cuối cùng buông xuống gánh nặng này và xin được tha thứ. Hãy dành nhiều thời gian để hình dung lại ký ức trĩu nặng tâm bạn. Khi từng khuôn mặt cá nhân hiện lên trong tâm, hãy nhẹ nhàng nói: “Tôi xin được tha thứ. Tôi xin được tha thứ.”

Tha thứ cho bản thân

Để cầu xin sự tha thứ cho bản thân, hãy niệm thầm: “Khi tôi gây đau khổ cho người, bằng nhiều cách tôi cũng bị tổn thương, bị tác hại. Đã bao lần tôi phản bội, hay bỏ rơi bản thân trong ý nghĩ, lời nói hay hành động, một cách cố ý hay vô tình.” Hãy tự nhớ lại những cách mà bạn đã làm tổn hại mình. Và tha thứ cho từng hành động tác hại. “Qua những cách mà tôi đã làm tổn hại bản thân bằng hành động hay ý nghĩ, do sợ hãi, khổ và vô minh, giờ tôi chân thành hối lỗi. Tôi xin tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân. Tôi tha thứ cho bản thân.”

Tha thứ cho người đã làm tổn hại ta

Để phát tâm tha thứ cho những người đã tổn hại ta, hãy lặp lại như sau: “Tôi đã bị tha nhân làm tổn hại, bóc lột, bỏ rơi bằng nhiều cách, dù vô tình hay cố ý, bằng lời nói, ý nghĩ hay hành động.” Hãy hình dung ra những cách bạn cảm thấy bị tổn hại. Hãy ghi nhận chúng. Từng sự tổn hại. Hãy ghi nhớ những điều này là thực đối với bạn, và cảm nhận sự đau buồn bạn đã gánh chịu trong quá khứ. Và giờ bạn cảm nhận rằng mình có thể buông gánh nặng này xuống bằng cách tha thứ dần dần khi tâm bạn đã sẵn sàng. Đừng ép buộc nó; không cần phải buông bỏ mọi muộn phiền trong một lần ngồi thiền.

Quan trọng là thực tập từng bước nhỏ điều gì bạn cảm thấy đã sẵn sàng để tha thứ. Hãy tự nhủ thầm: “Tôi nhớ những cách tôi đã bị tổn thương, làm hại. Và tôi biết đó là do những nỗi sợ hãi, vô minh, khổ, sân hận của tha nhân gây ra. Tôi đã mang vết thương này trong lòng đủ lâu. Vì đã sẵn sàng, tôi xin tha thứ cho người. Người đã tổn hại tôi, tôi chân thành tha thứ cho người. Tôi tha thứ cho người.”

Ba phương cách thực hành tha thứ này có thể được nhẹ nhàng lặp đi, lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy tâm thật thanh thản. Đối với một số tổn thương nặng nề, có thể bạn chưa thấy thanh thản. Ngược lại, bạn còn có thể trải nghiệm lại cảm giác tổn thương, sân hận mà bạn từng gánh chịu. Trong trường hợp đó, bạn có thể chỉ nghĩ thoáng qua, rồi tha thứ cho bản thân vì sự chưa sẵn sàng buông bỏ và bước tới.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Gina Sharpe là người đồng sáng lập và là thành viên của Hội Nhà giáo của Trung tâm Thiền Tuệ New York, Hoa Kỳ. Bà cũng dạy thiền ở các trung tâm khác nữa.

Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi ta đã bị làm hại, bị tổn thương, bị phản bội, bỏ rơi hay bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi.

Thử tưởng tượng thế giới này sẽ ra sao nếu sự tha thứ không có mặt. Thử tưởng tượng chúng ta sẽ như thế nào nếu mọi người đều giữ chặt mọi tổn thương, mọi bất mãn, mọi sân hận phát khởi khi ta cảm thấy bị phản bội. Nếu ta cứ giữ mọi thứ đó trong tâm, không chịu buông bỏ chúng, thì cuộc sống sẽ khốn khổ thế nào.

Không biết tha thứ là ta phải mang theo mình những khổ đau của quá khứ. Như Jack Kornfield đã nói, “Tha thứ là xóa bỏ mọi hy vọng làm cho quá khứ tốt hơn.” Trong ý nghĩa đó thì tha thứ không phải là cho hành động ác hại nào của ai đó; mà là cho mối liên hệ của ta đối với quá khứ của mình. Khi bắt đầu khởi lên lòng tha thứ, đó chính là sự khởi đầu tu tập cho bản thân ta.

Ngài Đại Trưởng lão Ghosananda, một Tỷ-kheo Nguyên thủy, được biết đến với danh hiệu là “Gandhi của Campuchia.” Ngài thường hướng dẫn những cuộc thiền hành Dhammayietra (Cuộc hành hương của chân lý) vào đầu những năm 1990, sau khi các hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc nội chiến giữa Khờ-me Đỏ và chính quyền Campuchia mới đã được ký kết.

Phật pháp ứng dụng sức mạnh của sự tha thứ 1
Khi ngài Ghosananda mất năm 2007, ở tuổi 78, một bài điếu văn đăng trên báo The Economist đã tả chi tiết về những trải nghiệm của ngài khi đi xuyên suốt Campuchia sau chiến tranh. Ngài thường thấy chiến tranh vẫn còn dữ dội. Rốc-két vẫn bay trên đầu người đi hành hương, các cuộc đọ súng vẫn xảy ra quanh họ. Một số người hành hương đã bị giết. Nhiều người vì sợ hãi đã quay trở về, nhưng ngài Ghosananda dứt khoát chọn đi qua những ngả đường còn có xung đột. Đôi khi những người thiền hành bị mắc kẹt vào giữa các dòng người tị nạn dài dằng dặc, chân sưng tấy giống như họ, lê lết theo những chiếc xe bò và xe đạp chở đầy gối nệm, nồi niêu và mấy chú gà. “Chúng ta phải có can đảm rời bỏ ngôi chùa bình an của mình”, ngài Ghosananda cương quyết nói, “để đi vào các ngôi chùa đầy dẫy khổ đau của chúng sanh”.

Dầu Khờ- me Đỏ đã không cho thờ cúng, đã cào bằng các tự viện, quăng các tượng Phật đã bị hủy hoại xuống sông, các tập quán cũ vẫn còn. Khi những người lính nghe ngài Ghosananda khuyên bảo, “Sân hận không thể xóa bằng sân hận; sân hận chỉ có thể xóa bằng tình thương yêu”, họ đã buông bỏ vũ khí, quỳ xuống ven đường. Dân làng mang nước ra để ngài tịnh hóa, và họ ghim những cây nhang đang cháy vào đó như là dấu hiệu chiến tranh đã chấm dứt… Ngài không thể rời bỏ thế gian. Thay vì chỉ dốc tâm lo cho tự viện của mình, ngài đã dựng lên những căn lều tạm làm chùa trong các trại tị nạn.

Trưởng lão Ghosananda đã xây dựng các ngôi chùa này dù các thế lực tàn dư của Khờ-me Đỏ đã đe dọa giết ngài nếu không vâng lời chúng. Khi hàng ngàn người tị nạn kéo đến các chùa này, ngài phát cho họ bản kinh Tâm từ của Đức Phật in trên những tờ giấy sờn rách: 

Với tâm rộng mở
Ta ôm ấp tất cả mọi chúng sanh: 
Lòng từ chói sáng khắp muôn phương
Lên thấu trời xanh, 
Xuống tận đất cùng.

Câu chuyện này là một sự nhắc nhở sâu sắc về những gì việc tha thứ có thể làm được. Gia đình của Trưởng lão Ghosananda đã bị Khờ -me Đỏ tiêu diệt, và suốt thời gian họ cai trị, các vị sư Phật giáo bị coi là những ký sinh trùng của xã hội. Họ bị lột áo tu, buộc làm lao công hay bị giết hại: trong số 60.000 vị sư, sau chiến tranh ở Campuchia chỉ còn lại 3.000 vị. Nhưng không kể những gì ngài đã phải hứng chịu dưới thời Khờ-me Đỏ, Trưởng lão Ghosananda vẫn dành sự tha thứ trong tâm cho họ.

Sự tha thứ giải thoát ta khỏi quyền lực của sợ hãi, giúp ta nhìn mọi việc với trí tuệ, với lòng từ. Trước hết, ta cần hiểu tâm khoan dung, tha thứ: sau đó ta học cách thực hành và cách làm thế nào để tha thứ cho bản thân và cho người. Đức Phật đã dạy rằng, “Nếu tâm chúng sanh không thể giải thoát khỏi tham, sân, si, sợ hãi, thì ta đã không dạy điều đó và không bảo chúng thực hành”. Uy lực của lòng khoan dung, tha thứ giải thoát ta khỏi uy lực của sợ hãi.

Sự thực hành tâm từ của ta có thể được trợ lực bằng cách thực hành khoan dung, tha thứ, vì nó giúp ta nhìn tha nhân với lòng tử tế, với trí tuệ, tâm bình an. Bất cứ lúc nào ta cũng có thể tập buông bỏ sân hận, sợ hãi và an trú trong yên bình, khoan dung - điều đó không bao giờ, chẳng bao giờ trễ muộn. Nhưng để có thể vun trồng một trái tim thực sự biết yêu thương, biết tử tế, chúng ta cần huân tập các cách thực hành để có thể làm tăng sức mạnh cho sự tha thứ, khoan dung và bi mẫn vốn sẵn có trong ta. Khả năng tha thứ giúp ta có khả năng đối mặt với khổ - khổ đau của bản thân cũng như của tha nhân - với tâm từ.

Lòng khoan dung, tha thứ không lướt qua những gì đã xảy ra một cách hời hợt. Việc thực hành không phải là cố tạo ra một nụ cười trên gương mặt, rồi nói, “Không sao. Tôi không quan tâm”. Đó không phải là một nỗ lực giả tạo để đè nén nỗi đau hay phớt lờ nó. Nếu bạn đã phải trải qua một sự bất công cùng cực, để có thể đi đến chỗ tha thứ được, đôi khi ta phải trải qua một quá trình bao gồm sự đau đớn, giận dữ, buồn tủi, và mất mát.

Sự tha thứ là một quá trình sâu sắc, cần phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tâm ta. Nó bao gồm cái đau, bao gồm sự uất nghẹn. Dần dần với thời gian, nó sẽ đưa đến sự tự do của việc thực sự tha thứ. Nếu ta chân thành nhìn lại cuộc đời mình, ta có thể thấy những nỗi sầu muộn, khổ đau đã đưa đến các sai phạm của bản thân. Chúng ta không chỉ là nạn nhân; đôi khi chúng ta cũng là người tạo tác. Ta cũng cần được tha thứ. Bằng cách đó, cuối cùng ta có thể đem lòng tha thứ cho bản thân và chôn niềm đau vào trái tim bi mẫn. Không có sự tha thứ, khoan dung đó, ta sẽ sống trong cô lập, trong lưu đày.


Khi bạn thực hành theo các phương cách tha thứ sau đây, hãy cảm nhận sự buông thư dầu ít hay nhiều trong tâm bạn. Hoặc giả như không có sự thư giãn nào, cũng cần cảm nhận điều đó. Nếu như bạn chưa sẵn sàng để tha thứ, cũng không sao. Đôi khi quá trình đi đến tha thứ xuyên suốt cả một đời người, và điều đó cũng không sao. Bạn có thể làm điều đó khi đúng thời và theo cách của bạn. Ta không nên gò ép cảm xúc của mình, nên nếu điều duy nhất bạn có thể làm là ý thức được tác hại gì đã xảy ra, đó cũng đủ rồi. Không thể ép buộc tình cảm, nó chỉ xảy ra khi nó xảy ra, vì nó đã có mặt trong sâu thẳm tận đáy lòng ta. Vì thế, nếu do bị tác hại mà bạn đóng cửa lòng hay bưng kín các cảm xúc, bạn có thể ghi nhận điều đó như là một phần của sự tác hại. Bạn cảm nhận như thế nào, thì nó là như thế ấy, cũng như ngược lại. Sự tha thứ là thái độ cởi mở, phóng khoáng, bao dung, không phải là thứ tình cảm mà ta tạo lập ra nơi thân tâm.

Chúng ta thực hành với niềm tin rằng khi ta lặp đi, lặp lại thì thân tâm ta sẽ lãnh hội chúng. Đó là nét đẹp của các cách thực hành này, ta biết rằng mình không làm chủ các kết quả của việc thực hành, nhưng ta làm chủ cách ta thực tập - ta biết mình có thực hành với lòng kiên nhẫn, tinh cần, quyết tâm, trí tuệ và nỗ lực không. Ta không biết chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời ta. Ta không cố gắng để khiến điều gì xảy ra, vì khi cố gắng làm điều đó, ta sẽ đánh mất nét đẹp và sự hân hoan khi điều gì đó thực sự xảy ra.

Xem thêm:

Sức mạnh của sự tha thứ

Gina Sharpe là người đồng sáng lập và là thành viên của Hội Nhà giáo của Trung tâm Thiền Tuệ New York, Hoa Kỳ. Bà cũng dạy thiền ở các trung tâm khác nữa.

Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi ta đã bị làm hại, bị tổn thương, bị phản bội, bỏ rơi hay bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi.

Thử tưởng tượng thế giới này sẽ ra sao nếu sự tha thứ không có mặt. Thử tưởng tượng chúng ta sẽ như thế nào nếu mọi người đều giữ chặt mọi tổn thương, mọi bất mãn, mọi sân hận phát khởi khi ta cảm thấy bị phản bội. Nếu ta cứ giữ mọi thứ đó trong tâm, không chịu buông bỏ chúng, thì cuộc sống sẽ khốn khổ thế nào.

Không biết tha thứ là ta phải mang theo mình những khổ đau của quá khứ. Như Jack Kornfield đã nói, “Tha thứ là xóa bỏ mọi hy vọng làm cho quá khứ tốt hơn.” Trong ý nghĩa đó thì tha thứ không phải là cho hành động ác hại nào của ai đó; mà là cho mối liên hệ của ta đối với quá khứ của mình. Khi bắt đầu khởi lên lòng tha thứ, đó chính là sự khởi đầu tu tập cho bản thân ta.

Ngài Đại Trưởng lão Ghosananda, một Tỷ-kheo Nguyên thủy, được biết đến với danh hiệu là “Gandhi của Campuchia.” Ngài thường hướng dẫn những cuộc thiền hành Dhammayietra (Cuộc hành hương của chân lý) vào đầu những năm 1990, sau khi các hiệp ước hòa bình chấm dứt cuộc nội chiến giữa Khờ-me Đỏ và chính quyền Campuchia mới đã được ký kết.

Phật pháp ứng dụng sức mạnh của sự tha thứ 1
Khi ngài Ghosananda mất năm 2007, ở tuổi 78, một bài điếu văn đăng trên báo The Economist đã tả chi tiết về những trải nghiệm của ngài khi đi xuyên suốt Campuchia sau chiến tranh. Ngài thường thấy chiến tranh vẫn còn dữ dội. Rốc-két vẫn bay trên đầu người đi hành hương, các cuộc đọ súng vẫn xảy ra quanh họ. Một số người hành hương đã bị giết. Nhiều người vì sợ hãi đã quay trở về, nhưng ngài Ghosananda dứt khoát chọn đi qua những ngả đường còn có xung đột. Đôi khi những người thiền hành bị mắc kẹt vào giữa các dòng người tị nạn dài dằng dặc, chân sưng tấy giống như họ, lê lết theo những chiếc xe bò và xe đạp chở đầy gối nệm, nồi niêu và mấy chú gà. “Chúng ta phải có can đảm rời bỏ ngôi chùa bình an của mình”, ngài Ghosananda cương quyết nói, “để đi vào các ngôi chùa đầy dẫy khổ đau của chúng sanh”.

Dầu Khờ- me Đỏ đã không cho thờ cúng, đã cào bằng các tự viện, quăng các tượng Phật đã bị hủy hoại xuống sông, các tập quán cũ vẫn còn. Khi những người lính nghe ngài Ghosananda khuyên bảo, “Sân hận không thể xóa bằng sân hận; sân hận chỉ có thể xóa bằng tình thương yêu”, họ đã buông bỏ vũ khí, quỳ xuống ven đường. Dân làng mang nước ra để ngài tịnh hóa, và họ ghim những cây nhang đang cháy vào đó như là dấu hiệu chiến tranh đã chấm dứt… Ngài không thể rời bỏ thế gian. Thay vì chỉ dốc tâm lo cho tự viện của mình, ngài đã dựng lên những căn lều tạm làm chùa trong các trại tị nạn.

Trưởng lão Ghosananda đã xây dựng các ngôi chùa này dù các thế lực tàn dư của Khờ-me Đỏ đã đe dọa giết ngài nếu không vâng lời chúng. Khi hàng ngàn người tị nạn kéo đến các chùa này, ngài phát cho họ bản kinh Tâm từ của Đức Phật in trên những tờ giấy sờn rách: 

Với tâm rộng mở
Ta ôm ấp tất cả mọi chúng sanh: 
Lòng từ chói sáng khắp muôn phương
Lên thấu trời xanh, 
Xuống tận đất cùng.

Câu chuyện này là một sự nhắc nhở sâu sắc về những gì việc tha thứ có thể làm được. Gia đình của Trưởng lão Ghosananda đã bị Khờ -me Đỏ tiêu diệt, và suốt thời gian họ cai trị, các vị sư Phật giáo bị coi là những ký sinh trùng của xã hội. Họ bị lột áo tu, buộc làm lao công hay bị giết hại: trong số 60.000 vị sư, sau chiến tranh ở Campuchia chỉ còn lại 3.000 vị. Nhưng không kể những gì ngài đã phải hứng chịu dưới thời Khờ-me Đỏ, Trưởng lão Ghosananda vẫn dành sự tha thứ trong tâm cho họ.

Sự tha thứ giải thoát ta khỏi quyền lực của sợ hãi, giúp ta nhìn mọi việc với trí tuệ, với lòng từ. Trước hết, ta cần hiểu tâm khoan dung, tha thứ: sau đó ta học cách thực hành và cách làm thế nào để tha thứ cho bản thân và cho người. Đức Phật đã dạy rằng, “Nếu tâm chúng sanh không thể giải thoát khỏi tham, sân, si, sợ hãi, thì ta đã không dạy điều đó và không bảo chúng thực hành”. Uy lực của lòng khoan dung, tha thứ giải thoát ta khỏi uy lực của sợ hãi.

Sự thực hành tâm từ của ta có thể được trợ lực bằng cách thực hành khoan dung, tha thứ, vì nó giúp ta nhìn tha nhân với lòng tử tế, với trí tuệ, tâm bình an. Bất cứ lúc nào ta cũng có thể tập buông bỏ sân hận, sợ hãi và an trú trong yên bình, khoan dung - điều đó không bao giờ, chẳng bao giờ trễ muộn. Nhưng để có thể vun trồng một trái tim thực sự biết yêu thương, biết tử tế, chúng ta cần huân tập các cách thực hành để có thể làm tăng sức mạnh cho sự tha thứ, khoan dung và bi mẫn vốn sẵn có trong ta. Khả năng tha thứ giúp ta có khả năng đối mặt với khổ - khổ đau của bản thân cũng như của tha nhân - với tâm từ.

Lòng khoan dung, tha thứ không lướt qua những gì đã xảy ra một cách hời hợt. Việc thực hành không phải là cố tạo ra một nụ cười trên gương mặt, rồi nói, “Không sao. Tôi không quan tâm”. Đó không phải là một nỗ lực giả tạo để đè nén nỗi đau hay phớt lờ nó. Nếu bạn đã phải trải qua một sự bất công cùng cực, để có thể đi đến chỗ tha thứ được, đôi khi ta phải trải qua một quá trình bao gồm sự đau đớn, giận dữ, buồn tủi, và mất mát.

Sự tha thứ là một quá trình sâu sắc, cần phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tâm ta. Nó bao gồm cái đau, bao gồm sự uất nghẹn. Dần dần với thời gian, nó sẽ đưa đến sự tự do của việc thực sự tha thứ. Nếu ta chân thành nhìn lại cuộc đời mình, ta có thể thấy những nỗi sầu muộn, khổ đau đã đưa đến các sai phạm của bản thân. Chúng ta không chỉ là nạn nhân; đôi khi chúng ta cũng là người tạo tác. Ta cũng cần được tha thứ. Bằng cách đó, cuối cùng ta có thể đem lòng tha thứ cho bản thân và chôn niềm đau vào trái tim bi mẫn. Không có sự tha thứ, khoan dung đó, ta sẽ sống trong cô lập, trong lưu đày.


Khi bạn thực hành theo các phương cách tha thứ sau đây, hãy cảm nhận sự buông thư dầu ít hay nhiều trong tâm bạn. Hoặc giả như không có sự thư giãn nào, cũng cần cảm nhận điều đó. Nếu như bạn chưa sẵn sàng để tha thứ, cũng không sao. Đôi khi quá trình đi đến tha thứ xuyên suốt cả một đời người, và điều đó cũng không sao. Bạn có thể làm điều đó khi đúng thời và theo cách của bạn. Ta không nên gò ép cảm xúc của mình, nên nếu điều duy nhất bạn có thể làm là ý thức được tác hại gì đã xảy ra, đó cũng đủ rồi. Không thể ép buộc tình cảm, nó chỉ xảy ra khi nó xảy ra, vì nó đã có mặt trong sâu thẳm tận đáy lòng ta. Vì thế, nếu do bị tác hại mà bạn đóng cửa lòng hay bưng kín các cảm xúc, bạn có thể ghi nhận điều đó như là một phần của sự tác hại. Bạn cảm nhận như thế nào, thì nó là như thế ấy, cũng như ngược lại. Sự tha thứ là thái độ cởi mở, phóng khoáng, bao dung, không phải là thứ tình cảm mà ta tạo lập ra nơi thân tâm.

Chúng ta thực hành với niềm tin rằng khi ta lặp đi, lặp lại thì thân tâm ta sẽ lãnh hội chúng. Đó là nét đẹp của các cách thực hành này, ta biết rằng mình không làm chủ các kết quả của việc thực hành, nhưng ta làm chủ cách ta thực tập - ta biết mình có thực hành với lòng kiên nhẫn, tinh cần, quyết tâm, trí tuệ và nỗ lực không. Ta không biết chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời ta. Ta không cố gắng để khiến điều gì xảy ra, vì khi cố gắng làm điều đó, ta sẽ đánh mất nét đẹp và sự hân hoan khi điều gì đó thực sự xảy ra.

Xem thêm:
Đọc thêm..